Câu hỏi:
15/02/2023 188Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích: mở bài, thân bài và kết bài.
c. Triển khai vấn đề:
HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Thành tích luôn là một cái đích, nhiều con người muốn đạt đến để khẳng định bản thân cũng như khẳng định kết quả họ đã đạt được sau những khoảng thời gian miệt mài học tập và làm việc. Tuy nhiên hiện nay, thành tích lại trở thành một căn bệnh trong giáo dục.
- Giải thích: Thành tích là kết quả tốt đã đạt được sau những nỗ lực không ngừng phấn đấu trau dồi.=> Bệnh thành tích: Thành tích giả mạo dựa trên thành tích thật.
- Bàn luận:
+ Học sinh dù học không tốt, hay chưa đạt được trình độ đó nhưng vẫn được công nhận để đạt chỉ tiêu đã đề ra
+ Học sinh gian lận trong các kì thi để đạt được thành tích như mong muốn
+ Nó đang ngày càng lây lan rộng trong môi trường giáo dục
- Nguyên nhân: Không chỉ học sinh, phụ huynh cả giáo viên và nhà trường đều mong muốn có thành tích cao để được đánh giá tốt.
- Hậu quả: Không đánh giá được năng lực thực chất của học sinh cũng như nhà trường, gây hậu quả nghiêm trọng cho tương lai sau này của học sinh
- Biện pháp: Các cơ quan chức năng trong ngành giáo dục cần phải mạnh tay hơn trong việc kiểm tra giám sát trong các kì thi, nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. Học sinh, giáo viên, phụ huynh cần phải có cách hành xử đúng đắn.
3. Kết bài
* Kết luận lại vấn đề, mở rộng.
- Bệnh thành tích là một căn bệnh nghiêm trọng hiện nay, cần khắc phục.
- Rèn luyện bản thân, nói không với căn bệnh tiêu cực này.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐEO NHẠC CHO MÈO
Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi, nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi.
Nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, chuột ta lấy thế làm giận. Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống lại mèo. Thôi thì đủ mặt: nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca; nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví; nào lại ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ,…
Khi làng dài răng đã tề tựu đông đủ cả rồi, ông Cống mới lên giọng rằng:
- Cái giống quái kia sở dĩ nó chụo được anh em mình chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi. Bây giờ, bà con ta nên mua một cái nhạc buộc vào cổ nó, để khi nào nó đến, nghe tiếng nhạc, ta biết đường chạy trước, thì nó còn làm gì nổi ta nữa.
Cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận.
Khi nhạc đã kiếm được rồi, hội đồng chuột lại họp. Con nào con nấy lao xao hớn hở, bảo nhau đã sắp tới ngày thoát được cái ách ông Miu ranh mãnh rồi.
Nhưng kịp lúc hội đồng hỏi ai dám đem nhạc đeo vào cổ mèo, thì thấy cả hội đồng im phăng phắc, khôg một cái tai nao nhích, một cái răng nào nhe cả.
Không biết cử ai vào việc đại sự ấy, bất đắc dĩ làng cắt ông Cống phải đi, vì chính ông Cống đã xướng lên cái thuyết đeo nhạc vậy.
Ấy mới khốn! Nhưng Cống ta trong lòng tuy nao, mà ngoài mặt làm ra bộ bệ vệ kẻ cả, nói rằng:
- Tôi đây, chẳng gì nhờ tổ ấm cũng được vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có đâu làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được! Trong làng ta nào có thiếu chi người! Tôi xin cử anh Nhắt, anh ấy nhanh nhảu chắc làm được việc.
Ấy mới hay! Nhưng Nhắt ta trở mặt láu, cãi lí rằng:
- Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ. Nhưng tôi, dù bé vậy, mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào. Ông Cống không đi, phải; tôi đây không đi, cũng phải. Để xin cắt anh Chù, anh ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc.
Ấy mới không có gì lạ! Chù ta thật thà, không biết cãi sao, ụt ịt nói rằng:
- Tôi là đầy tớ làng, làng sai tôi đi là phải lắm. Nhưng tôi chỉ sợ, nếu tôi đến gần mèo mà mèo thịt tôi đi, thi rồi lấy ai thay tôi mà buộc nhạc được nữa.
Chuột Cống nhanh miệng bảo:
- Mèo nó có vờn là vờn chúng tao, vờn cái anh Nhắt kia, chớ chú mày hôi hám như thế, thì nó bắt mà thèm vào. Thôi cứ nhận đi ngay đi, không được nói lôi thôi gì nữa.
Chuột Chù ì ạch phải nhận, vác nhạc ra đi tìm mèo thật. Khốn chưa trông thấy mèo, mới nghe thấy tiếng, Chù đã sợ run cả mình, không dám tiến. Nhưng sợ lệ làng, sau đánh bạo, phải lại gần, thì thấy mèo quả nhiên không thèm vờn đến thật. Song mèo cũng nhe nanh giương vuốt, làm cho Chù cắm đầu, vác cái thân ì ạch chạy khốn chạy khổ về báo cho làng hay. Cả làng nghe báo cũng sợ, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai hỏi đến cái nhạc, nó bon đi đâu, và bon tự bao giờ không biết.
Thành ra từ đó, chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi.
(Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc)
Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 4:
Câu 5:
Câu 7:
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!