Câu hỏi:
13/07/2024 1,269Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về câu nói của Ăng-ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
1. Giải thích
- Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.
- Giản dị: Đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.
=> Ý cả câu: Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý của con người; những đức tính ấy góp phần làm nên nhân cách và giá trị đích thực của con người.
2. Phân tích - chứng minh
a: Khiêm tốn là phẩm chất đáng quý, giúp con người ngày càng tốt đẹp hơn.
- Trong học tập, trong quan hệ giao tiếp,...người có đức tính khiêm tốn sẽ được mọi người quý trọng.
- Khiêm tốn sẽ giúp cho con người luôn có ý thức phấn đấu, hướng con người không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân.
- Dẫn chứng: Đắc - uynh nhà bác học không ngừng học...
b: Giản dị làm nên vẻ đẹp đích thực của con người trong lòng mọi người
- Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ,... sẽ giúp con người dễ hòa đồng với xã hội.
- Giản dị và tạo ấn tượng tốt về giá trị đích thực của bản thân.
- Dẫn chứng: Tấm gương Hồ Chí Minh - nguyên thủ quốc gia nhưng cuộc sống hết sức giản dị và khiêm tốn. Nơi ở và làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ; trang phục với bộ ka ki, đôi dép cao su, bữa ăn thường là những món dân dã; Người luôn khiêm tốn với tất cả mọi người - với những người giúp việc, Bác luôn thân mật gọi là cô hay chú, luôn trân trọng, lễ độ khi tiếp xúc với các vị nhân sĩ, Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất Nhà nước là Huân chương Sao vàng, Bác khiên tốn từ chối và nói: ''Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận''; Di chúc Người còn dặn dò: ''Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân''.
- Khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân mà trái lại sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy.
3. Bình luận
- Đánh giá: Câu nói của Ăng - ghen thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc, hướng con người vươn tới những giá trị cao quý. Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình.
- Phản biện: Phê phán thói tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua đòi, thích phô trương, chạy theo hình thức...
- Mở rộng: Trong hành trang cuộc sống, mỗi người cần biết làm giàu có tâm hồn mình từ trau dồi hai phẩm chất khiêm tốn và giản dị. Giá trị đích thực của con người bắt đầu từ đấy.
4. Bài học
- Nhận thức: Khiêm tốn sẽ giúp con người luôn hướng thượng, nêu cao tinh thần học hỏi, có ý thức phấn đấu không ngừng. Giản dị là một trong nét đẹp của lối sống thời hiện đại hôm nay. Tuy nhiên, khiêm tốn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi.
- Hành động: Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị (trong cách sống, học tập, hành động, ngôn ngữ...) để có thể hòa đồng với cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh/chị về bà lão trong văn bản.
Câu 2:
Trong đoạn trích, hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua những chi tiết nào?
Câu 3:
Nêu tâm trạng của bà lão khi mà ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh” trong đoạn trích.
Câu 4:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu!
Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.
(Trích Một bữa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943)
Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? Ngôi kể của văn bản?
Câu 5:
Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nam Cao.
về câu hỏi!