Câu hỏi:
13/07/2024 4,599Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận ý nghĩa của câu nói “Đường đời không chỉ có một lối đi”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa câu nói "Đường đời không chỉ có một lối đi".
II. Thân bài:
1. Giải thích
- Lời khẳng định ở chỗ: không chỉ có một lối đi; đã nhấn mạnh: có nhiều lối đi trên đường đời – con đường cuộc đời mỗi người. Cuộc đời nhiều ngã rẽ, nhiều nẻo đường; mỗi con đường dẫn đến những mục tiêu khác nhau. Có con đường thẳng, phẳng phiu, có con đường chông gai, gồ ghề, trắc trở, gập ghềnh; có nhiều ngả đường dẫn đến đích; vấn đề lối đi nào ngắn nhất, thông minh nhất, đạt mục tiêu sớm nhất thì còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người.
- Câu nói đặt ra vấn đề lựa chọn đường đi trên đường đời của con người.
2. Bình luận
- Đây là vấn đề rất quan trọng đặt ra với mỗi người, nhất là những người sắp bước vào đời, đang lựa chọn đường đi cho cuộc đời mình. Tại sao trên đường đời lại có nhiều lối đi? Bởi con đường là do con người tạo ra, người ta đi mãi thành đường. Con đường kết nối những điểm trong không gian, cũng là cái đích cần tới của con người. Tạo ra nhiều con đường cũng tức là tạo ra nhiều cách đi đến đích, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho con người.
- Ví dụ: để lập nghiệp lập thân với thanh niên có nhiều con đường: Ngày xưa để lập nghiệp người con trai có thể trên con đường lập đức hành đạo, lập công, hay con đường lập ngôn. Có người lựa chọn con đường công danh, người chọn con đường văn chương nghệ thuật, con đường võ nghệ... Thời đại cách mạng cũng mở ra nhiều con đường với người thanh niên Việt Nam thế kỉ 20. Có người lựa chọn đúng đắn con đường của mình; nhưng không ít người lầm đường lạc lối. Lựa chọn con đường sáng – tối, đen – trắng, phải – trái là cả vấn đề nhân cách và ý chí của con người. Ngày nay cũng vậy, có nhiều con đường: học tập thành danh, lao động sản xuất, kinh doanh công nghệ, văn nghệ thể thao… và trên con đường nào cũng có người thành danh nổi tiếng.
- Nhưng lưạ chọn con đường đi nào tùy thuộc vào mỗi người: mục tiêu, ước mơ, khát vọng, ham muốn, hay bản lĩnh, ý chí của con người. Có người chọn đường đi trên đường đời đúng đắn, đi đến đích nhanh chóng dễ dàng? Có người lựa chọn sai con đường của mình dẫn đến những sai lầm đổ vỡ?
- Vấn đề đặt ra: có nhiều con đường đi trên đường đời đến đích, vậy nên con người không nên bi quan chán nản mỗi khi vấp ngã trên đường đời. Có những lúc băn khoăn, chao đảo, đứng ở ngã ba cuộc đời nhiều lối rẽ, không biết đi con đường nào. Lúc ấy hãy tỉnh táo nhận ra con đường đi của riêng mình và quyết tâm dấn bước, đó là điều tiên quyết để lập thân lập nghiệp với mỗi người, nhất là người thanh niên. Và phải chọn được con đường của riêng mình, không nên dẫm lên vết chân người đi trước.
- Phê phán những người hèn yếu, không biết chọn đường đi trên đường đời, hoặc chọn con đường sai lầm hại dân hại nước, hại nhà hại mình; hoặc bỏ cuộc, đầu hàng số phận.
III. Kết bài: Bài học nhận thức và liên hệ bản thân
- Nhận thức được ngã rẽ cuộc đời là con đường đúng đắn phải đi.
- Quyết tâm thực hiện con đường mình đã lựa chọn, không bỏ dở con đường; có nghị lực bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại trên đường đời nhiều chông gai trắc trở; biết chống lại những cám dỗ trên đường đời, biết tránh những xấu xa trên con đường để đi đến đích.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy xác định và nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn một của văn bản.
Câu 3:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”
(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 4:
Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của những câu văn: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
về câu hỏi!