Câu hỏi:

20/02/2023 397

Mô tả quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Bước 1: Chuẩn bị giống vi khuẩn cấp 1

Các ống giống của 4 dòng vi khuẩn Bt (BT9.1, BT10.2, TG6.2, TG5.1) không tạp nhiễm, bảo quản ở nhiệt độ là 50C. Vi khuẩn được cấy chuyền từ ống nghiệm chứa sang ống nghiệm có chứa môi trường T3-agar, đặt ở nhiệt độ phòng từ 25–280C, một ống giống cấy chuyền khoảng 10-20 ống nghiệm giống cấp 1, mỗi lần sản xuất 50L chỉ sử dụng 1 ống cấp 1.

+ Điều kiện: tủ cấy, nồi hấp tiệt trùng, phòng cấy vô trùng

+ Thời gian: 3 ngày

+ Nhân sự: 1 cán bộ kỹ thuật hiểu biết về vi sinh vật, nắm vững thao tác cấy

- Bước 2: Tăng sinh khối vi khuẩn trên môi trường T3

Chuẩn bị môi trường T3 lỏng (thành phần môi trường: tryptone 3 g, dịch chiết nấm men 1,5 g, tryptose 2 g, MnCl2 0,005 g, Na2HPO4 8,9 g, NaH2PO4 6,9 g, nước cất 1.000 ml, pH = 7), hấp 1210C, 1atm trong thời gian 20 phút, môi trường để trong các bình tam giác, được cấy vi khuẩn Bt vào, lắc trong thời gian 36 giờ, tiến hành đếm mật số vi khuẩn Bt và nhuộm, quan sát bào tử dưới kính hiển vi.

+ Điều kiện: tủ cấy, nồi hấp tiệt trùng, phòng cấy vô trùng, máy lắc

+ Thời gian: 2 ngày

+ Nhân sự: 1 cán bộ kỹ thuật hiểu biết về vi sinh vật, nắm vững thao tác cấy.

- Bước 3: Tăng sinh khối vi khuẩn trên môi trường lỏng đã khảo sát

Chuẩn bị môi trường đã khảo sát từ nội dung trên là MT3 (glucose, pepton, khoáng), mỗi dòng vi khuẩn đã tăng sinh từ môi trường T3 cho vào môi trường lỏng với thành phần glucose, pepton, khoáng với mật số vi khuẩn 107CFU/mL, tỷ lệ 1%, lắc trong thời gian 48 giờ, nhiệt độ 30-350C, phù hợp với từng dòng vi khuẩn đã khảo sát trên và đã tối ưu hóa ở qui trình 50L, sau đó thu dịch lỏng vi khuẩn, đếm bào tử và quan sát tinh thể độc.

+ Điều kiện: tủ cấy, nồi hấp tiệt trùng, phòng cấy vô trùng, máy lắc, nồi lên men

+ Thời gian: 4 ngày

+ Nhân sự: 1 cán bộ kỹ thuật hiểu biết về vi sinh vật, nắm vững thao tác cấy.

- Bước 4: Tăng sinh khối Bt trên môi trường bán rắn đã khảo sát

Chuẩn bị môi trường lỏng nuôi cấy vi khuẩn Bt trên môi trường MT3 (glucose, pepton, khoáng) với mật số vi khuẩn đạt 107 cfu/mL và có sự xuất hiện tinh thể độc khoảng 30 -40% so với bào tử vi khuẩn. Môi trường bán rắn được khảo sát tối ưu nhất cho 4 dòng vi khuẩn là MT6 (cám bắp 30% và bột gạo 70%). Cấy giống vi khuẩn Bt từ môi trường lỏng sang môi trường bán rắn có pH 7-8 , độ ẩm 50% với tỷ lệ giống 1%, ủ với thời gian là 60 giờ, nhiệt độ từ 35-450C. Sau thời gian 12 giờ kiểm tra độ ẩm môi trường bán rắn đang ủ một lần và đảo trộn đều khối ủ. Sau 60 giờ ủ vi khuẩn, thu nhận sinh khối bán rắn, đếm mật số khuẩn lạc, kiểm tra bào tử và tinh thể độc.

+ Điều kiện: tủ cấy, nồi hấp tiệt trùng, phòng cấy vô trùng, phòng ủ

+ Thời gian: 5 ngày

+ Nhân sự: 1 cán bộ kỹ thuật hiểu biết về vi sinh vật, nắm vững thao tác cấy.

- Bước 5: Sấy sinh khối vi khuẩn

Sinh khối vi khuẩn sau khi ủ 2,5 ngày được đổ ra khay, mỗi khay chứa khoảng 2 kg, bóp tơi sinh khối ra và đưa vào phòng kín, tối, đã được khử trùng bằng tia UV, nhiệt độ phòng khoảng 300C, phơi hong trong thời gian 3 ngày, sau đó cho vào tủ sấy trong 24 giờ. Sau khi sản phẩm khô với độ ẩm khoảng 15-20%, sinh khối vi khuẩn còn khoảng 40-50%.

+ Điều kiện: tủ cấy, nồi hấp tiệt trùng, phòng cấy vô trùng, phòng sấy có lắp đèn UV, khay sạch, máy sấy với công suất 20kg/lần

+ Thời gian: 4 ngày

+ Nhân sự: 1 cán bộ kỹ thuật hiểu biết về vi sinh vật.

- Bước 6: Nghiền sinh khối vi khuẩn

Sản phẩm vi khuẩn sau khi sấy khô đưa vào mày nghiền có kích cỡ lưới nghiền là 0,5mm với công suất 20 kg/giờ. Sau khi nghiền, tiến hành đếm mật số vi khuẩn, nhuộm, quan sát bào tử, tinh thể độc.

+ Điều kiện: phòng sạch, máy nghiền

+ Thời gian: 2-4 giờ

+ Nhân sự: 1 lao động kỹ thuật và 1 cán bộ kỹ thuật hiểu biết về vi sinh vật.

- Bước 7: Phối trộn phụ gia

Sản phẩm sau khi sấy sẽ tiến hành phối trộn với các chất phụ gia kháng UV như TiO2, bột talc, bột cao lanh theo tỷ lệ 40% vi khuẩn, 60% chất phụ gia. Mỗi lần trộn trong vòng 10 phút tạo sản phẩm đồng đều với máy trộn 100 kg/lần.

+ Điều kiện: phòng sạch, máy trộn

+ Thời gian: 2-4 giờ

+ Nhân sự: 1 lao động kỹ thuật.

- Bước 8: Đóng gói chế phẩm

Bao bì thành phẩm được thiết kế và cung cấp bởi công ty, lượng thành phẩm 1kg/túi được định lượng bằng cân và hàn miệng túi bằng máy ép.

+ Điều kiện: phòng sạch, máy ép miệng bao, máy đóng date, cân định lượng

+ Thời gian: không hạn định

+ Nhân sự: 1 lao động phổ thông.

- Bước 9: Bảo quản sản phẩm

Sản phẩm sau khi đóng gói được cho vào thùng và để vào kho bảo quản ở nhiệt độ 28-320C, phòng rộng rãi, thoáng mát, không ẩm ướt. Không tồn trữ hàng quá 3 tháng trong nhà kho.a

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hãy trao đổi với người thân, bạn bè về ưu điểm của chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Xem đáp án » 12/07/2024 458

Câu 2:

Mô tả quy trình bảo quản, sử dụng một số chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng đang được sử dụng ở gia đình, địa phương em.

Xem đáp án » 20/02/2023 362

Câu 3:

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về một số thành tựu ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh virut gây hại cây trồng.

Xem đáp án » 12/07/2024 316

Câu 4:

Quan sát Hình 4.1, mô tả quy trình phát hiện sớm virut gây bệnh cho cây trồng

Quan sát Hình 4.1, mô tả quy trình phát hiện sớm virut gây bệnh cho cây trồng   (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/02/2023 296

Câu 5:

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về quy trình sản xuất, sử dụng và bảo quản một số loại chế phẩm vi sinh vật phổ biến để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Xem đáp án » 12/07/2024 286

Câu 6:

Công nghệ sinh học có vai trò như thế nào trong bảo vệ thực vật? Những loại chế phẩm bảo vệ thực vật nào được sản xuất bằng công nghệ sinh học? Chúng có ưu và nhược điểm gì?

Xem đáp án » 12/07/2024 263

Bình luận


Bình luận
Vietjack official store