Giải chuyên đề Công nghệ 10 kết nối Bài 8. Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan có đáp án
24 người thi tuần này 4.6 344 lượt thi 8 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 15 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 17 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
Đề kiểm tra Công nghệ 10 học kì 2 - Bộ sách Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Công nghệ 10 học kì 2 - Bộ sách Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 20 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 16 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
* Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá.
- Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng.
- Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V. 2 mặt lá khác nhau.
Phong lan được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa vì vẻ đẹp thuần khiết nhưng cũng cực kì kiêu sa. Một giò lan giá trị có giá lên đến vài triệu đồng. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết chăm sóc đúng cách và làm thế nào để lan ra hoa đúng mỗi dịp tết đến xuân về.
* Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích. Quy trình:
- Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy
- Nhân giống
- Tái sinh cây hoàn chỉnh in-vitro
- Chuyển cây ra vườn ươm
Lời giải
Đặc điểm thực vật học của cây phong lan
- Thân có hai loại:
+ Thân thẳng, đơn thân và phát sinh vô hạn
+ Đa thân mọc ngang, trên thân đâm ra các chồi mang hoa
- Hoa: mọc ra từ đỉnh hoặc từ nách lá, màu sắc đẹp, nhiều loài có mùi thơm.
Lời giải
Yêu cầu ngoại cảnh của một số loại phong lan phổ biến ở địa phương em:
Chiếu sáng: Tùy vào loại phong lan và tuổi cây có yêu cầu khác nhau về chiếu sáng. Tốt nhất, nên bố trí vườn theo hướng Tây – Nam để phong lan nhận được ánh sáng đầy đủ nhất. Tùy theo độ tuổi của cây lan mà chúng ta sẽ có những cách chiếu sáng cho phù hợp. Một số loại lan điển hình ít chịu nắng như lan Hồ Điệp có thể chịu được 30% nắng, Lan Cattleya chịu được khoảng 50% nắng và lan Vanda lá hẹp có thể chịu được khoảng 70% nắng. Việc chiếu sáng ánh nắng còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển. Lan con từ 0 đến 10 tháng bạn chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%, Lan nhỡ hơn từ ngoài 12 tháng đến 18 tháng có thể chịu ánh sáng được đến 70% và thời điểm ra hoa cần chiếu sáng nhiều hơn.
Phân bón: Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp và bền. Trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng
Tưới nước: Nước tưới lan không quá mặn, phèn hay clo và có pH dao động 5 – 6, Thời điểm tưới thích hợp cho phong lan vào sáng sớm hay chiều mát. Đặc biệt, không tưới vào buổi trưa khi trời đang nắng gắt, Tưới phun sương hằng ngày khi độ ẩm dưới 40%, đo độ ẩm bằng dụng cụ đo bán phổ biến trên thị trường. Cắt bỏ cành hoa khi hoa đã tàn
Lời giải
Kĩ thuật trồng chăm sóc một số loại phong lan phổ biến ở Việt Nam:
Lan Vũ nữ có tên khoa học là Oncidium, thường nở hoa vào mùa xuân hay mùa hạ, nhưng cũng có cây nở vào mùa thu. Giống lan này ưa độ ẩm hơn các giống lan khác, nhưng trái lại vào mùa lạnh phải tưới ít nước, nhiệt độ thích hợp với nó là 20 – 25°C.
Cách chăm sóc hoa Lan Vũ Nữ
Khi trồng 4-6 tuần phải chuyển chậu vào nơi ánh sáng tán xạ, tưới ít nước, để đất hơi ẩm. Cây mọc lên cần chú ý không chế nhiệt độ trong khoảng 20oC; mùa đông phải giữ được trên 5oC, mùa hè phải che bóng 50-60%. Trong mùa mưa phùn nên tưới ít nước để đề phòng úng nước, thối củ.
Lời giải
Những điểm cần chú ý trong phòng trừ sâu, bệnh hại hóa phong lan:
Cây hoa lan là giống cây có nguồn gốc từ rừng sâu. Tùy vào điều kiện môi trường rừng khác nhau mà các loại lan có sự thích nghi khác nhau. Thiết kế giàn, giữ cho giàn lan luôn được thông thoáng, tạo không gian thoáng đãng là tạo điều kiện bất lợi cho bệnh hại lây lan và phát triển. Bộ rễ là bộ phận quan trọng quyết định sự sinh trưởng của cây. Bộ rễ có phát triển nhiều, to, khỏe thì cây mới hấp thu tốt dinh dưỡng để nuôi cây. Phân hữu cơ chính là nguồn dinh dưỡng giúp cây luôn được khỏe mạnh, phát triển một cách bền vững. Vì thế, trong mùa nắng là thời gian ngủ nghỉ của cây nên chú ý bổ sung nguồn dinh dưỡng hữu cơ để cây hấp thụ tích lũy từ từ tạo đà phát triển tăng vọt trong mùa mưa.
Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carbenzim, Zin, Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Bendazol.
Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên) Carbenzim + Dipamate: hỗn hợp thuốc hiệu quả cao hay Cadilac.
Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
69 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%