Câu hỏi:
20/02/2023 173Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu quy trình phòng trừ sâu bệnh, bệnh hại cho một số loại hoa cúc phổ biến.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Quy trình phòng trừ sâu bệnh, bệnh hại cho một số loại hoa cúc phổ biến:
* Bệnh lở cổ rễ
Triệu chứng: Nấm trong đất xâm nhập vào cổ rễ phần sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu xám, lở loét, rễ bị thối mềm, lá bị héo dần và héo khô. Nhổ cây bệnh dễ bị đứt ngang gốc, chỗ vết đứt thối nham nhở.
Nguyên nhân: Bệnh do nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Nấm phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ không khí khoảng 22-280C, đất thịt nặng, đất bí chặt, đóng váng sau khi tưới.
Biện pháp phòng trừ: Trước khi trồng phải thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng vụ trước tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu. Đất trồng cúc phải tơi xốp, thoát nước tốt. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh để bổ sung nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho cây và cải tạo kết cấu của đất, đồng thời bổ sung vi sinh vật có ích cho đất. Bón phân cân đối N, P, K theo nhu cầu của hoa cúc, đặc biệt là phân lân và kali.
* Bệnh phấn trắng
Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện trên lá non, trên những phần non của cây đang tăng trưởng, dạng bột màu trắng xám, hình bất định. Mặt dưới lá chỗ vết bệnh màu vàng nhạt. Bệnh làm cho lá vàng, khô héo rụng sớm, nụ thối, hoa nhỏ không nở được, hoặc nở lệch về một bên.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Oidium Chrysanthemi gây ra. Nấm phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 15-250C. Nếu nhiệt độ cao trên 330C nấm sẽ chết sau 24 giờ, ở 450C nấm chết sau 10 phút. Nấm tồn tại trên cây bệnh ở dạng sợi và bào tử.
Biện pháp phòng trừ: Chọn giống kháng bệnh, bón phân cân đối, chú ý bón kali, cắt cây, cành lá bị bệnh đem tiêu huỷ. Dùng các loại thuốc: Anvil, Rovral, Topsin-M để phun khi cây bệnh.
* Bệnh đốm vàng
Triệu chứng: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, màu xám nâu, hoặc xám đen hình tròn, hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng. Sau đó từ mép lá, chóp lá, vết bệnh lan vào phiến lá làm lá thối đen và rụng.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Alternaria sp gây ra. Nấm này phát sinh mạnh ở nhiệt độ từ 20-280C, ẩm độ >85%.
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh. Dùng các loại thuốc gốc đồng, Topsin-M, Aliette 80NP, Rovral để phun.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Hoa cúc được trồng chủ yếu vào thời vụ nào trong năm? Khi trồng và chăm sóc hoa cúc càn chú ý những vấn đề gì? Quy trình nhân giống hoa cúc được thực hiện như thế nào?
Câu 3:
Hãy tìm hiểu các biện pháp chiếu sáng bổ sung cho cây hoa cúc và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Câu 4:
Tóm tắt những nội dung chính về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc.
Câu 5:
Sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu ưu và nhược điểm của từng biện pháp nhân giống hoa cúc phổ biến.
Câu 6:
Xây dựng một quy trình điều khiển ra hoa cho một loại hoa cúc thường được trồng vào vụ đông xuân?
Câu 7:
Quan sát hình 7.1 và mô tả đặc điểm của một số loại hoa cúc đang được trồng phổ biến ở địa phương em.
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Công nghệ và đời sống có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Cách mạng công nghiệp có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Một số công nghệ mới có đáp án
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Ôn tập chương 3 có đáp án
Đề kiểm tra Công nghệ 10 học kì 1 - Bộ sách Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Đánh giá công nghệ có đáp án
về câu hỏi!