Câu hỏi:
01/03/2023 554Gen A dài 306 nm, có 20% nuclêôtit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và nhiều hơn so với alen a2 là 1. Tính tổng số nuclêôtit của cơ thể mang kiểu gen Aaa1a2?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án: C
N =(3060 ÷ 3,4) × 2 = 1800; A = 360; G = 540.
Ta có đột biến gen A → a → a1 → a2
Vì đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nuclêôtit.
A ít hơn a 1 liên kết H chứng tỏ gen A bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X để trở thành gen a.
Số nuclêôtit của a: A = 359, G = 541
A nhiều hơn a1 là 2 liên kết, a sẽ nhiều hơn a1 3 liên kết chứng tỏ gen a bị đột biến mất 1 cặp G-X để trở thành gen a1.
Số nuclêôtit của a1: A = 359; G = 540
A nhiều hơn so với a2 là 1. nên a1 sẽ nhiều hơn a2 1 liên kết → a2 1 bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số nuclêôtit của a2 là: A = 358. G = 541
Tổng số nuclêôtit của cơ thể : Aaa1a2 là:
A = 360 + 359 + 359 + 358 = 1436.
G = X = 540 + 541+ 540 + 541 =2162
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một protein bình thường có 500 axit amin. Protein sau đột biến so với protein bình thường bị thiếu đi một axit amin, đồng thời xuất hiện hai axit amin mới ở vị trí của axit amin thứ 350, 351, 352 trước đây. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể sinh ra protein biến đổi trên?
Câu 2:
Alen B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa vùng mã hóa của gen tạo thành alen b, làm cho côđon 5’UGG3’ trên mARN được phiên mã từ alen B trở thành côđon 5’UGA3’ trên mARN được phiên mã từ alen b. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Alen B ít hơn alen b một liên kết hidrô.
II. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp khác với chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp 1 axit amin.
II. Đột biến xảy ra có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin và biểu hiện ra ngay thành kiểu hình ở cơ thể sinh vật.
IV. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp dài hơn chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp.
Câu 3:
Cho biết: 5’XXU3’; 5’XXX3’; 5’XXA3’; 5’XXG3’ quy định Pro; 5’AXU3’; 5’AXX3’; 5’XXU 3’; 5’AXA3’; 5’AXG3’ quy định Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Pro được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
2. Đột biến thay thể cặp G-X bằng cặp T-A đã làm cho alen A thành alen a.
3. Nếu alen A có 200 T thì alen a sẽ có 201 A.
4. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 99 X thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 100X.
Câu 4:
Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit sau:
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp. Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’ XAA 5’; 3’XAG 5’; 3’ XAT 5’; 3’ XAX 5’ và chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết có những dự đoán nào sau đây đúng?
(2) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.
Câu 5:
Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì hai alen này chỉ khác nhau 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
III. Nếu đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit thì chuỗi pôlipeptit do alen a quy định tổng hợp và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định tổng hợp có tổng số aa bằng nhau.
IV. Nếu là đột biến điểm và alen a nhiều hơn 3 liên kết hidro thì đây là đột biến thêm 1 cặp G-X.
Câu 6:
Một đoạn ADN mạch kép có 4050 liên kết hidro, biết rằng trong đó hàm lượng nucleotit loại T chiếm 15%. Khi gen bị đột biến, tỉ lệ A/G của gen là 43,27%. Nếu chiều dài của gen đột biến không đổi so với gen bình thường thì đột biến gen thuộc dạng
Câu 7:
Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin (T) trong quá trình nhân đôi ADN, tạo nên đột biến điểm dạng
29 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 12 có đáp án
54 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
42 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
Bài tập Liên kết gen và hoán vị gen có lời giải (thông hiểu - P1)
124 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 8 có đáp án
10 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
125 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 8 có đáp án
về câu hỏi!