Câu hỏi:

14/03/2023 903

Tìm đọc một số văn bản truyện viết về đề tài lịch sử, một số bài thơ Đường luật (bát cú và tứ tuyệt) viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người trong quá khứ, một số văn bản viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Một số truyện về đề tài lịch sử:

+ Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng: kể về danh tướng Phạm Ngũ Lão đã có công đánh đuổi giặc Nguyên Mông sang cướp nước và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao.

+ Ông tổ nghề thêu: là câu chuyện ca ngợi tinh thần hiếu học, sự sáng tạo và công lao truyền dạy nghề cho dân của Trần Quốc Khái – vị quan thời Lê Chân Tông.

+ Phùng Hưng đánh hổ: là câu chuyện kể về một danh nhân lịch sử Việt Nam, qua đó thể hiện lòng dũng cảm và tấm lòng yêu thương nhân dân của Phùng Hưng.

- Một số bài thơ đường luật:

+ Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi: thể thơ thất ngôn bát cú

+ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm: thể thơ thất ngôn bát cú

+ Thu ẩm – Nguyễn Khuyến: thể thơ thất ngôn bát cú

- Một số văn bản viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam.

+ Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh: Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

+ Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi: Là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trao đổi với các bạn về:

- Chủ đề, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong một truyện lịch sử.

- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) thể hiện qua bài thơ đã đọc.

- Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu; sự khác biệt giữa lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận.

Xem đáp án » 14/03/2023 606

Câu 2:

Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ Đường luật (bát cú, tứ tuyệt) em yêu thích.

Xem đáp án » 14/03/2023 157

Bình luận


Bình luận