Câu hỏi:
11/07/2024 691a) Các bạn trong những trường hợp trên đã làm gì để phòng tránh bạo lực gia đình?
b) Theo em, còn có cách nào khác để phòng tránh bạo lực gia đình?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Yêu cầu a)
- Bức tranh số 1: bạn học sinh nữ đã nhận diện được nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình nên đã lựa chọn cách: kiềm chế thái độ, lời nói và hành vi tiêu cực.
- Bức tranh số 2: để phòng tránh bạo lực gia đình, bạn học sinh nam đã nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của người thân.
- Bức tranh số 3: để phòng tránh bạo lực gia đình, bạn học sinh nữ đã nhờ sự trợ giúp, tư vấn của Tổng đài bảo vệ trẻ em 111.
* Yêu cầu b) Những biện pháp khác để phòng tránh bạo lực gia đình
- Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình;
- Kiềm chế cảm xúc, lời nói và hành động tiêu cực.
- Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.
- Nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.
- Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, đối phương hoặc nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?
a) Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.
b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương em bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.
c) Bố mẹ li hôn. Bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.
d) Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc chỉ như đứa trẻ lên mười.
Câu 2:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.
b) Bạo lực gia đình gây nên những tổn hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.
c) Người gây ra hành vi bạo lực gia đình chỉ bị xã hội lên án chứ không bị pháp luật trừng phạt.
d) Kích động người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.
e) Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền im lặng khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nói ra sự thật.
g) Cần lên án, tố cáo hành vi bạo lực gia đình dù mình không liên quan tới nạn nhân.
Câu 3:
Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí nào dưới đây? Vì sao?
a) Biết bố đang rất tức giận, bạn X vội vàng chạy sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.
b) Thường xuyên bị chồng hành hạ nhưng chị H vẫn nín nhịn vì sợ người ngoài chê cười.
c) Bạn Q ghi lại số điện thoại của ông bà, thầy giáo chủ nhiệm để gọi điện nhờ sự trợ giúp nếu bị bạo hành gia đình.
d) Chị T bị chồng coi thường vì không có việc làm và thu nhập ổn định nên chị đã cố gắng tự học và xin được việc làm ở một công ty.
Câu 4:
a) Em hãy nêu những hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp trên. Hãy kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác mà em biết.
b) Bạo lực gia đình gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?
Câu 5:
Em hãy xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào hình thức tương ứng:
a) Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh.
b) Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con.
c) Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.
d) Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức.
e) Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.
Câu 6:
a) Nêu cách xử lí sau khi xảy ra bạo lực gia đình ở các trường hợp trên.
b) Theo em, còn có cách xử lí nào khác sau khi xảy ra bạo lực gia đình?
Câu 7:
Thiết kế một áp phích với nội dung “Nói không với bạo lực gia đình”.
về câu hỏi!