Câu hỏi:
15/03/2023 1,444Em hãy vẽ một bức tranh hoặc xây dựng tiểu phẩm theo chủ đề: Bảo vệ lẽ phải.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo tiểu phẩm: trung thực trong học tập
[Giờ ra chơi tiết 3]
Nam (lớp trưởng): Long ơi, cậu làm bài tập về nhà chưa? Mà tuần này cậu mắc 2 lỗi đi học muộn rồi đó, Long chú ý lần sau đi học sớm hơn nhé.
Long: Thôi chết, tối qua mải xem phim, tớ quên làm bài tập về nhà mất rồi. Còn chuyện đi muộn ấy, cậu thông cảm cho tớ đi, mùa đông lạnh thế này, nhà tớ lại xa nữa.
Nam: Nhà cậu cách trường có mấy bước chân mà kêu xa.
Long: Ầy, mấy bước cũng là xa rồi. Thôi, lát vào giờ sinh hoạt lớp, cậu báo cáo với cô là tớ làm bài tập rồi được không? Cũng báo cáo với cô là tớ đi muộn có 1 lần thôi nhé.
Nam: Không được đâu, cô phát hiện ra, cô sẽ trách tớ vì không hoàn thành nhiệm vụ đó.
Long: Ôi, cậu là học sinh ngoan lại học giỏi nhất lớp, cậu báo cáo thế nào cô cũng tin, cô không kiểm tra lại đâu mà lo. Cậu giúp tớ với nhé, tớ năn nỉ cậu đấy. Cậu giúp tớ xong cuối giờ tớ mời cậu đi ăn nhé!
Nam: Long ơi, tớ không thể giúp cậu được đâu. Khi phạm lỗi sai, tớ nghĩ cậu nên dũng cảm nhận khuyết điểm và sửa chữa, chứ không thể nhờ người khác bao che cho mình được.
Long: Gì mà khó tính thế, tớ nhận khuyết điểm với cậu, lần sau tớ hứa sẽ chăm ngoan, đi học sớm, được chưa nào! Thôi, bạn bè với nhau, cậu lại nỡ để tớ bị cô giáo trách sao?
Nam: Cậu nên nhận khuyết điểm với cô chủ nhiệm và nên chú tâm sửa đổi những khuyết điểm ấy. Cô Mai rất hiền và yêu thương chúng ta, cô sẽ không trách phạt khi cậu đã dũng cảm nhận lỗi đâu. Tớ được cô và các bạn tin tưởng vì tớ luôn hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình, nên tớ không thể bao che giúp cậu được. Nếu giúp cậu thì tớ sẽ khiến cô giáo và các bạn buồn, thất vọng về mình!
Long: Ừ, tớ hiểu rồi! Lát tớ sẽ nhận lỗi và mong cô tha thứ, tớ cũng cảm ơn cậu vì đã giúp tớ nhận ra được nhiều điều!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Gần đây, H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử. Nhiều lần, H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi. K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe.
Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên. Nếu chứng kiến việc làm của H em sẽ khuyên H như thế nào?
b. Hàng xóm nhà T thường gây ồn ảo, to tiếng, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh. Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng.
Nếu là T, em sẽ làm gì?
Câu 2:
Em hãy liệt kê những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
Câu 3:
Em hãy kể tên những việc làm đúng, làm sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học. Theo em, với những việc làm đúng, làm sai đó, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
Câu 4:
a) Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên.
b) Nếu là bạn của P và H, em sẽ làm gì để bảo vệ lẽ phải?
Câu 5:
Em hãy bình luận quan điểm: Để bảo vệ lẽ phải, chúng ta cần phải có tinh thần khách quan, lòng kiên trì và dũng cảm.
Câu 6:
Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc, anh S báo cáo với chính quyền.
B. Biết người thân tàng trữ ma tuý trái phép, chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra.
C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân hàng thiếu cho khách, chị P đã nhắc nhờ bà X.
D. Biết ngày mai là thi cuối kì, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi.
Câu 7:
Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về việc bảo vệ lẽ phải và chia sẻ ý nghĩa của mỗi câu ca dao, tục ngữ đó.
về câu hỏi!