Câu hỏi:
21/03/2023 297Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây.
a) Làm một áp phích giới thiệu về hoạt động sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ theo gợi ý sau.
- Lựa chọn một hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ.
- Tìm và chọn lọc thông tin, tranh ảnh về hoạt động sản xuất mà em chọn.
- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin vào áp phích để giới thiệu về hoạt động sản xuất đó.
- Trang trí và hoàn thiện áp phích.
b) Tìm hiểu một chợ nổi ở vùng Nam Bộ. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về chợ nổi đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ b)
(*) Tham khảo: Giới thiệu về chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
- Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Đi đường bộ khoảng 15 phút và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
- Chợ nổi Cái Răng họp từ rất sớm, khi trời còn giăng sương lờ mờ mặt sông, hàng trăm chiếc ghe thuyền từ khắp các ngả sông đã rộn ràng kéo về chợ nổi diễn ra nhiều hoạt động giao thương mua bán tấp nập. Chính vì vậy, thời gian đi du lịch Chợ nổi Cái Răng lý tưởng nhất là 5 giờ đến 8 giờ sáng, đây là lúc chợ tấp nập nhất và vui nhất.
- Hàng hóa tại chợ nổi cũng nhiều và đa dạng từ các mặt hàng như trái cây, ăn uống, cà phê,… đặc biệt vào những ngày cuối năm, chợ nổi sẽ được mặc một lớp áo đầy màu sắc của đủ các loại hoa tết nào là mai, cúc, lan, đồng tiền, vạn thọ,… Để khách hàng phân biệt các ghe hàng bán gì, người bán thường treo các mặt hàng mình bán lên thanh cây treo trước mũi ghe, thuyền được gọi là “bẹo thuyền”.
- Đến chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ trải nghiệm tham quan mà còn được đích thân thưởng thức bữa sáng trên chợ nổi với đầy đủ các món như: bún mắm, bún riêu, cơm tấm, hủ tiếu, cháo,…
- Mặc dù hình thành đã lâu nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn giữ được bản sắc của một hình thức chợ nổi lớn nhất tại miền Tây Nam Bộ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việc lấy tên các nhân vật lịch sử (Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Thị Định,...) đặt tên cho đường phố, trường học có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2:
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
• Kể tên một số ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ và nêu sự phân bố của chúng.
• Giải thích vì sao Nam Bộ trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.
Câu 3:
Giới thiệu một nhân vật lịch sử tiêu biểu mà em biết trong phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ theo gợi ý: tiểu sử, chiến công, điều em học được từ nhân vật.
Câu 4:
Quan sát hình 3, em hãy kể tên một số cây trồng, vật nuôi ở vùng Nam Bộ và chỉ sự phân bố của chúng trên lược đồ.
Câu 5:
Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy:
• Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Nam Bộ
• Nêu đặc điểm phân bố dân cư của vùng Nam Bộ.
Câu 6:
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
• Nêu tên những tỉnh trồng nhiều lúa ở vùng Nam Bộ.
• Giải thích vì sao vùng Nam Bộ trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước.
Câu 7:
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, em hãy:
• Nêu tên những tỉnh nuôi trồng thuỷ sản ở vùng Nam Bộ.
• Giải thích vì sao vùng Nam Bộ trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước.
về câu hỏi!