Câu hỏi:

13/07/2024 1,103

Cho biết các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 thuộc loại tập tính nào?

Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp.

Cho biết các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 thuộc loại tập tính nào? (ảnh 1)

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 là các tập tính bẩm sinh.

Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp:

- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…

- Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Các con gấu cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên trước kì ngủ đông; Tập thể dục buổi sáng ở người;…

- Ví dụ về tập tính hỗn hợp: Tập tính săn mồi của hổ (bẩm sinh hổ có khả năng săn mồi, qua học tập và rèn luyện thành kĩ năng săn mồi); Tập tính xây tổ của chim; Tập tính bắt chuột của mèo;…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lấy ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.

Cho biết những ví dụ sau thuộc hình thức học tập nào.

- Khi chuột nhắt cắn vào một con sâu bướm sặc sỡ của loài bướm chúa, nó sẽ nhận được chất dịch khó chịu trong miệng. Từ đó, chuột sẽ không tấn công các con sâu có hình dáng tương tự.

- Học sinh làm bài thi cuối kì.

- Ong chỉ đường cho các con ong thợ khác về vị trí của hoa bằng "kiểu múa lắc bụng".

- Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa.

Xem đáp án » 21/03/2023 3,567

Câu 2:

Con người có thể có những hình thức học tập nào? Lấy ví dụ minh họa về các hình thức học tập ở con người.

Lấy thêm các ví dụ về mỗi hình thức học tập ở động vật.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,326

Câu 3:

Ong bắp cày cái (Philanthus triangulum) có tập tính đi kiếm ăn xa tổ và tìm lại đúng tổ của nó giữa rất nhiều các tổ khác khi trở về. Nhà tập tính học Niko Tinbergen đã làm thí nghiệm đánh dấu xung quanh tổ ong bằng các quả thông (trong khi ong ở trong tổ). Sau hai ngày, ông dịch chuyển vòng đánh dấu ra xa khỏi tổ (hình 14.1). Theo em, ong có tìm thấy tổ của mình khi quay trở về không? Vì sao?

Ong bắp cày cái (Philanthus triangulum) có tập tính đi kiếm ăn xa tổ và tìm lại đúng tổ của (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 1,906

Câu 4:

Mỗi tập tính được mô tả ở hình 14.2 có vai trò gì đối với đời sống động vật?

Mỗi tập tính được mô tả ở hình 14.2 có vai trò gì đối với đời sống động vật? (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 1,480

Câu 5:

Hãy lấy thêm ví dụ về tập tính ở động vật. Cho biết vai trò của tập tính đó đối với đời sống của động vật.

Xem đáp án » 13/07/2024 499

Câu 6:

Hãy lấy thêm một số ví dụ về ứng dụng tập tính trong đời sống.

Xem đáp án » 13/07/2024 425

Bình luận


Bình luận