Câu hỏi:
11/07/2024 875Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị nói
* Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói.
- Đề tài: giới thiệu về một tác phẩm văn học (tùy bút, tản văn, bài thơ…) hoặc tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội họa…) theo lựa chọn cá nhân.
- Mục đích nói: Giúp cho người nghe nắm bắt một số thông tin chính về tác phẩm để họ có thể cập nhật thông tin, chủ động tìm hiểu, thưởng thức… Ngoài những mục đích trên, bài nói của bạn còn có mục đích nào khác chưa?
- Đối tượng người nghe: Ngoài bạn bè, thầy, cô giáo, bạn còn muốn trình bày bài nói với ai?
- Không gian và thời gian nói: Không gian trình bày ở đâu? Bạn sẽ nói trong bao lâu?
* Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý:
Để tìm ý cho bài nói, bạn nên:
- Chọn một tác phẩm văn hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích.
- Tìm hiểu kĩ tác phẩm. Có thể tham khảo thêm một số tư liệu liên quan đến tác giả, hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm, đnahs giá của các nhà chuyên môn.
- Ghi chú lại những thông tin sau:
+ Tên tác phẩm nghệ thuật, thể loại, tên tác giả, tên nhà xuất bản/ đạo diễn/…
+ Một số đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật, chủ đề và thông điệp của tác phẩm, trong đó đặc biệt lưu ý
Đối với tác phẩm văn học, cần giới thiệu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đối với tác phẩm nghệ thuật cần giới thiệu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật dựa trên đặc trưng loài hình của tác phẩm như: tác phẩm điện ảnh, tác phẩm hội họa, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điêu khắc.
+ Nhận xét, đánh giá điều bạn yêu thích/ không thích về tác phẩm, cảm xúc…
+ Cách thức thể hiện bài trình bày, ví dụ như đóng vai, đọc thơ, biểu diễn một phân đoạn nào đó của tác phẩm.
+ Ý tưởng về việc sử dụng phương tiện trực quan hỗ trợ cho bài giới thiệu.
Lập dàn ý:
Về nội dung thuyết trình, bạn có thể phác thảo dàn ý theo những gợi ý dưới đây:
PHIÊU GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC HOẶC
TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
Tên tác phẩm văn học/ nghệ thuật: ………………………Thể loại…………………
Tên tác giả: ………………………………………………………………………….
1. Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật
……………………………………………………………………………………….
2. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật
- Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật:
………………………………………………………………………………………
- Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:
………………………………………………………………………………………
3. Trình này một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/ nghe tác phẩm:
………………………………………………………………………………………
Bước 2: Trình bày bài nói
- Tạo không khí và mối quan hệ gần gũi, thân thiện, lịch sự với người nghe.
- Sử dụng thẻ ghi chú ghi lại những từ ngữ quan trọng; sắp xếp các thẻ ấy hợp lí để hỗ trợ người nghe theo dõi phần trình bày.
- Sử dụng cách xưng hô và các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp, thể hiện sự quan tâm đến người nghe, mời gọi người nghe tương tác với mình trong khi nói.
- Nói bằng giọng tự tin, rõ ràng, có cảm xúc.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
- Trao đổi:
+ Trong vai trò người nghe: thể hiện thái độ lắng nghe chăm chú, nghiêm túc bằng những tín hiệu không lời (ánh mắt, cái gật đầu, nụ cười…) nêu rõ những điểm thú vị trong câu chuyện của người nói, phản hồi lịch sự với người nói về những nội dung chưa hiểu rõ, những vấn đề mà bạn cho là chưa hợp lí, chưa đồng tình.
+ Trong vai trò người nói: Kiên nhẫn chờ đến lượt lời của bạn; tránh chỉ trích gay gắt, trao đổi trên tinh thần xây dựng; tôn trọng ý kiến của người khác; giải thích rõ hơn về những điều mà người nghe chưa hiểu về bài trình bày của bạn hoặc khác quan điểm với bạn (nếu có); cầu thị và ghi chép tóm lược câu hỏi hoặc góp ý của người nghe.
- Đánh giá:
Bảng kiểm kĩ năng giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở đầu |
Chào hỏi và tự giới thiệu |
|
|
Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả |
|
|
|
Nêu lí do lựa chọn tác phẩm một cách thuyết phục hấp dẫn. |
|
|
|
Nhận xét khái quát về tác phẩm |
|
|
|
Nội dung chính |
Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của tác phẩm. |
|
|
Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về tác phẩm/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/nghe tác phẩm. |
|
|
|
Sắp xếp các ý hợp lí, logic. |
|
|
|
Kết bài |
Tóm tắt được nội dung trình bày về tác phẩm |
|
|
Khuyến khích người nghe thưởng thức tác phẩm. |
|
|
|
Nêu vấn đề trao đổi hoặc mời gọi sự phản hồi từ người nghe. |
|
|
|
Cảm ơn và chào kết thúc. |
|
|
|
Kĩ năng trình bày, diễn đạt |
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, dễ hiểu |
|
|
Sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày. |
|
|
|
Tương tác tích cực với người nghe trong quá trình nói. |
|
|
|
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe. |
|
|
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
14 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!