Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Chiến tranh lạnh có những đặc điểm khác biệt so với các cuộc chiến tranh đã từng diễn ra trong lịch sử.
- Thứ nhất, Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh không nổ súng, không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô nhưng thế giới luôn ở tình trạng căng thẳng do cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt giữa hai siêu cường.
+ Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu từ thập kỉ 50 của thế kỉ XX, lên tới đỉnh cao vào thập kỉ 70.
+ Cùng với việc tăng cường khối lượng khổng lồ các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh, thành lập các liên minh quân sự ở các khu vực trên thế giới, hai nước ráo riết chạy đua chế tạo, sản xuất vũ khí hạt nhân.
- Thứ hai, Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm, trải qua những giai đoạn căng thẳng cao độ (thể hiện ở cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba - tháng 10/1962) nhưng cuối cùng không dẫn tới một cuộc “chiến tranh nóng” trực tiếp giữa hai khối quân sự cũng như hai cường quốc đứng đầu hai khối.
- Thứ ba, trong thời kì Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự xảy ra ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
+ Ở châu Á, chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), chiến tranh Áp-ga-ni-xtan (1979 - 1989),... là những cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu.
+ Ở khu vực Trung Đông, chiến tranh Trung Đông giữa Ixraen (với sự hỗ trợ của Mỹ) và các nước Arập (có sự giúp đỡ của Liên Xô) bắt đầu từ năm 1948 và kéo dài trong nhiều năm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lập bảng so sánh nguyên nhân, hậu quả, tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2:
Phân tích nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Câu 3:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn sống tự do độc lập”.
Em hãy lựa chọn một số sự kiện tiêu biểu trong cuộc đấu tranh vì hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới để chứng minh nhận định trên.
Câu 4:
Phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới sau Chiến tranh lạnh có điểm gì mới so với trước Chiến tranh lạnh.
Câu 5:
Phân tích ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Câu 6:
Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới được thể hiện như thế nào qua phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh trong những năm 30 của thế kỉ XX? Cho biết ý nghĩa của phong trào đó.
Câu 7:
Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
về câu hỏi!