Câu hỏi:

12/07/2024 2,063

Sưu tầm và giới thiệu về một công trình kiến trúc hoặc điêu khắc thời Lê trung hưng mà em có ấn tượng nhất.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

(*) Tham khảo: Giới thiệu về chùa Tây Phương (Hà Nội)

- Chùa Tây Phương (Sùng Phúc tự, chùa Tây) tọa lạc trên núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

- Theo một số nhà nghiên cứu, năm Giáp Dần (1554) đời Mạc Phúc Nguyên, chùa Tây Phương đã được làm quy mô như ngày nay. Năm Canh Tý (1660), chúa Trịnh Tạc cho tu sửa chùa và làm Tam quan. Vào thời vua Lê Huy Tông, chúa Trịnh Giang cũng cho tu sửa chùa và tạc thêm tượng Phật.

- Hiện nay, di tích chùa Tây Phương bao gồm các hạng mục: Tam quan hạ, Tam quan Thượng, miếu Sơn Thần; chùa chính; Nhà Tổ và nhà khách.

- Chùa Tây Phương là di sản văn hóa mang giá trị đặc biệt thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đỉnh cao. Hệ thống tượng Phật là điểm đặc sắc nhất, có thể coi đây như là một Bảo tàng tượng Phật của Việt Nam. Các pho tượng Phật được làm bằng gỗ mít, được tạo tác công phu, tinh xảo. Phần lớn các tượng này có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVIII, một số tượng khác được tạc vào giữa XIX. Trong đó, tiêu biểu là các pho tượng Tuyết Sơn, Thập bát vị La Hán, Bát Bộ Kim Cương... hội tụ đầy đủ và tạo ấn tượng thẩm mỹ sâu đậm về nền điêu khắc cổ truyền.

- Có thể nói lịch sử hình thành chùa Tây Phương diễn ra cùng với quá trình phát triển Phật giáo của dân tộc. Những tấm bia đá, minh văn, hoành phi câu đối và những truyền thuyết dân gian là phương tiện truyền tải giá trị lịch sử đặc sắc đó, thể hiện tinh thần độc lập dân tộc, bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.

- Giá trị lịch sử của chùa Tây Phương còn được khẳng định là một trong những địa điểm đánh dấu sự chuyển biến về hệ tư tưởng Phật - Lão - Nho cuối thời Lê Sơ, sang nhà Mạc, rồi thời Lê Trung Hưng với thể hiện rõ nét nhất ở kết cấu kiến trúc hai tầng tám mái, ô cửa hình tròn biểu tượng cho âm dương ngũ hành, sắc sắc không không.

- Bên cạnh đó, lễ hội chùa Tây Phương là một hoạt động văn hóa, tín ngưỡng với nghi lễ tế cáo trời đất, nghi thức cúng Phật truyền thống và những trò chơi dân gian... đã tạo nên những giá trị văn hóa độc đáo và đặc sắc. Vì vậy, chùa Tây Phương không chỉ là một bảo vật văn hóa của nhân dân địa phương, mà vượt khỏi không gian làng xã, trở thành địa chỉ văn hóa cho du khách thập phương trong và ngoài nước.

- Với giá trị đặc biệt về nghệ thuật, lịch sử và văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

♦ Nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn:

- Nét cơ bản:

+ Kiến trúc cung đình phát triển mạnh mẽ:

▪ Kinh thành Huế là công trình tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Đây là một quần thể độc đáo, bao gồm: Hoàng thành, cung điện, lăng tẩm,...

▪ Ngoài kinh thành Huế, triều Nguyễn đã xây dựng một hệ thống quy mô các kiến trúc trấn thành, tỉnh thành, phủ thành, huyện thành và pháo đài trên toàn lãnh thổ quốc gia. Tiêu biểu nhất là: thành Gia Định (Sài Gòn) và thành Hà Nội.

Kiến trúc lăng, tẩm, đàn miếu,… là một bộ phận quan trọng của kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Đây là những công trình kiến trúc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật truyền thống và sự hài hòa với tự nhiên.

+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng tuy không nở rộ như giai đoạn Lê trung hưng, nhưng đã để lại một sức sống mạnh mẽ. Các công trình tiêu biểu là: chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế); chùa Tôn Thạnh (Long An); đình thần Hưng Long (Bình Phước),…

- Điểm mới:

+ Kiến trúc cung đình có sự kết hợp giữa nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam và tư tưởng triết lí phương Đông với kiến trúc quân sự phương Tây kiểu Vô-băng.

+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có xu hướng mở rộng về quy mô, bố cục bề thế phản ánh tính tập quyền, thống nhất cao độ của thể chế phong kiến và đời sống hiện thực của đất nước, xã hội và con người Việt Nam đương thời.

♦ Nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn:

- Nét cơ bản:

+ Phát triển phong phú, đa dạng.

+ Có sự tiếp nối ý tưởng, đề tài, phương pháp tạo hình của các thế kỉ trước.

+ Chất liệu điêu khắc thường dùng là: đồng, đá, gốm men, gỗ, ngà voi, vàng, bạc,...

+ Có nhiều sản phẩm điêu khắc đặc thù của triều đình như: ấn chương, kiếm, kim ngọc bảo tỉ,.. đa số đều là độc bản, chạm khắc trên các chất liệu quý (vàng, ngọc,…)

- Điểm mới:

+ Nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn nhìn chung khá chặt chẽ về quy phạm, các chi tiết được làm giống như thật, đặc tả hiện thực.

+ Nghệ thuật khảm sành, sứ và đắp vữa gắn sành, sứ được sử dụng ở hầu hết các công trình kiến trúc trong Đại Nội (Huế) và trong lăng của các vua nhà Nguyễn, như: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức…

Lời giải

Thời kì

Kiến trúc

Điêu khắc

Đặc điểm

Thời Lê sơ

- Kinh thành Thăng Long và hệ thống cung điện được trùng tu, xây mới.

- Kiến trúc tôn giáo, nhất là Phật giáo vẫn được quan tâm nhưng chủ yếu dừng lại ở việc tu sửa những công trình đã xây dựng từ thời Lý - Trần.

- Điêu khắc gắn bó mật thiết với kiến trúc.

- Loại hình điêu khắc chủ yếu là: hình chạm khắc trên các thành bậc đá, lăng mộ, văn bia; tượng thú ở các lăng mộ,…

- Quy mô vừa phải, mang tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần Nho giáo, vừa mang nét giản dị, đậm tính dân gian.

Thời Mạc

- Gia cố thành Thăng Long; xây thêm một số cung điện, lăng mộ,…

- Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều đình, chùa được trùng tu hoặc xây mới.

- Các tác phẩm, hiện vật chủ yếu được chạm khắc trên các chất liệu gỗ, đá,…

- Loại hình điêu khắc phổ biến là:

+ Tượng Phật, Thánh

+ Tượng người và ảnh sinh hoạt thường nhật

+ Các loài vật, hoa lá,..

- Các công trình kiến trúc có quy mô vừa phải, sử dụng chất liệu: đá, gỗ, đất nung…

- Chủ đề điêu khắc hướng đến miêu tả người dân lao động và thế giới thiên nhiên

Thời Lê trung hưng

- Kiến trúc cung đình được mở rộng với hệ thống cung vua, phủ chúa

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian phát triển. Hàng loạt các công trình đình, chùa,… được sửa sang, tu bổ, xây mới.

- Đạt đến trình độ khá điêu luyện, bao gồm điêu khắc trên chất liệu gỗ, đá và đồng.

- Nghệ thuật chạm khắc dân gian có sự phát triển mạnh mẽ.

- Có sự hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình với nghệ thuật dân gian.

- Tính nhân bản và tinh thần dân tộc được đẩy lên cao.

- Tiếp thu có chọn lọc các yếu tố mới từ văn hóa Trung Hoa, phương Tây.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP