Câu hỏi:
12/07/2024 1,039Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp báo cáo bằng hình ảnh về chủ đề: Vũ khí tự tạo của Việt Nam.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Bài báo cáo tham khảo
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng vẻ vang. Quá trình dựng nước và giữ nước đó, dân tộc ta thường phải đương đầu với những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần. Để chiến thắng kẻ thù, ông cha ta đã sáng chế rất nhiều loại vũ khí thô sơ nhưng công hiệu rất lớn, với cách đánh độc đáo, sáng tạo đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
- Kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của cha ông, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng ta đã đề ra đường lối quân sự với quan điểm cơ bản là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện.
+ Để có vũ khí đánh giặc, quân và dân ta đã tự tạo các loại vũ khí thô sơ từ nhiều nguồn: có loại tự chế, có loại được cải tiến từ phương tiện, dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, có loại cải tiến từ vũ khí lấy được của địch để đánh địch…
+ Nguyên liệu chế tạo vũ khí thường sẵn có ở địa phương như: tre, gỗ, đá, ong bò vẽ, lá độc…và dây thép, đạn lép thu lượm được của địch. Bằng vũ khí thô sơ, tự tạo, quân và dân ta đã khéo léo lừa địch, sáng tạo ra nhiều cách đánh có hiệu quả cao, góp phần tiêu hao nhiều sinh lực địch, phá hủy, phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh của quân địch.
- Trước nhu cầu bức thiết của cuộc chiến tranh nhân dân, quân và dân ta đã sáng tạo hàng trăm, hàng nghìn kiểu, loại vũ khí thô sơ. Từ loại đơn giản giản nhất như bẫy chông tre đến các loại mìn có cơ cấu điều khiển bằng điện tử. Kẻ địch chưa tìm được cách khống chế được loại vũ khí này, thì đã có ngay loại vũ khí khác ra đời, mức độ sát thương, sức công phá còn mạnh hơn các loại vũ khí trước.
- Chưa có một tài liệu nào thống kê hết được số lượng, kiểu loại, kích cỡ và chất liệu làm nên các loại vũ khí thô sơ, tự tạo của Việt Nam sử dụng trong chiến tranh chống đế quốc xâm lược. Chỉ riêng chông đã có trên 33 loại; súng “ngựa trời” có đến 40 kiểu; mìn, lựu đạn, thủy lôi có đến hàng trăm kiểu loại… Kết quả thống kê hiện có trong các tài liệu của Việt Nam chỉ là tương đối. Nhu cầu vũ khí của chiến trường đòi hỏi quân và dân ta trên khắp cả nước dấy lên phong trào thu nhặt phế liệu, bom mìn và sản xuất vũ khí. Mọi làng sản xuất chông, mọi huyện sản xuất lựu đạn, mìn; từng thôn ấp, xã, huyện của Việt Nam sản xuất vũ khí. Điều đó cho thấy số lượng và sự đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của cá loại vũ khí thô sơ, tự tạo của Việt Nam.
- Khi có giặc ngoại xâm, mọi người Việt Nam không phân biệt già trẻ, gái trai, ai ai cũng có thể làm được vũ khí và sử dụng vũ khí đó để đánh địch. Đàn ông trai tráng rèn búa, rèn dao, làm mìn, lựu đạn, làm trận địa đánh địch; người già, phụ nữ, trẻ em, vót chông, cắm chông, nhồi đạn…
- Các vũ khí được sản xuất to, nhỏ, nặng, nhẹ phù hợp với tầm vóc, lứa tuổi của người Việt Nam, các loại vũ khí này được sử dụng linh hoạt, lợi dụng điều kiện bất lợi của khí hậu, địa hình mỗi miền, mỗi vùng, đánh địch theo cách đánh sở trường của mỗi người, mỗi địa phương. Vì thế các loại vũ khí thô sơ, tự tạo không có cái nào giống cái nào, không đồng nhất về kích thước và trọng lượng.
- Vũ khí thô sơ được làm bằng những vật liệu tại chỗ, vật liệu dân dụng, vật liệu quân dụng thu được của địch.
+ Vật liệu tại chỗ có ở các địa phương như: tre, gỗ, đồng, chì, gang, sắt, phế liệu, chai, lọ, ong, rắn…
+ Vật liệu quân dụng thu của địch gồm: bom, đạn lép, vũ khí hỏng, phế liệu thu từ xác máy bay, xe bọc thép, những con tàu bị quân và dân ta bắn cháy, bắn hỏng ở các địa phương.
+ Vật liệu từ trên cung cấp có kíp nổ, dây cháy chậm…
=> Từ những vật liệu đó, mỗi người, mỗi địa phương lại sản xuất ra loại vũ khí thô sơ, tự tạo, chúng có thể giống nhau về nguyên lý, cấu tạo nhưng khác nhau về chất liệu và hình dạng. Chông có nơi làm bằng đế gỗ - mũi sắt, có nơi làm bằng đế xi măng – mũi sắt, có nơi đế làm bằng ống tre – mũi tre vót nhọn. Mọi thứ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày được nhân dân chế thành mìn
- Các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, ngày càng được cải tiến, nâng cao chất lượng, có hiệu quả, có sức công phá lớn, phù hợp với nhiệm vụ tác chiến ngày càng phát triển cao tại mỗi đơn vị, mỗi địa phương và luôn làm cho kẻ địch bất ngờ. Đó là những bằng chứng sinh động về tinh thần và trí tuệ, sức mạnh của chiến tranh nhân dân.
- Để có được vũ khí thô sơ, tự tạo phong phú và độc đáo, quân và dân ta đã phải anh dũng hi sinh, lao động quên mình và phát huy cao độ sức sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường. Trong hoàn cảnh kháng chiến, trước nhu cầu trang bị đủ vũ khí cho toàn dân đánh giặc, chúng ta chế tạo vũ khí bằng các công cụ thô sơ, phổ thông, đó là những dụng cụ sử dụng trong sinh hoạt như dao, kìm, búa, cưa, đục, nồi hai đáy nấu thuốc, khuôn máy ép thuốc nổ… Các loại vũ khí thô sơ, tự tạo theo cách gọi của ta là vũ khí địa phương, được chế tạo theo kinh nghiệm thủ công, đặc điểm của công nghệ này là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa sáng tạo để luôn có vũ khí thích hợp với cách đánh ở từng chiến trường.
- Nguồn nguyên liệu không nhiều, không đúng chủng loại, công cụ chế tạo không chuyên dụng, nên việc sản xuất vũ khí của ta luôn được các xưởng nghiên cứu thay đổi phương pháp sản xuất cho phù hợp với nguyên liệu tự kiếm, tự chế. Quy trình chế tạo vũ khí không giống nhau nên các loại vũ khí thô sơ, tự tạo do Việt Nam sản xuất rất phong phú, đa dạng về chất liệu, kích thước, hình dạng, tính năng sử dụng cũng như đặc điểm kỹ thuật.
- Các loại vũ khí thô sơ, tự tạo của Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển có sự kế thừa kinh nghiệm của cha ông, được phát triển nâng tầm cao hơn về kỹ thuật, mang đặc trưng riêng của mỗi vùng miền, được sử dụng với nghệ thuật tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam đem lại hiệu suất chiến đấu cao.
- Các loại vũ khí do Việt Nam sản xuất mặc dù còn nhiều hạn chế về kỹ thuật nhưng đã phát huy tác dụng, có hiệu quả thiết thực, góp phần cùng toàn dân, toàn quân đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi. Chiến thắng của quân và dân ta trong Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa giang sơn thu về một mối. Vũ khí thô sơ, tự tạo không chỉ là sản phẩm của ý chí tự cường, trí thông minh, óc sáng tạo của quân và dân ta, mà còn phản ánh một cách sâu sắc đường lối, nghệ thuật quân sự của Việt Nam.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy quan sát hình 6.2, hình 6.3 và cho biết súng tiểu liên AK có bao nhiêu bộ phận chính? Nêu tên các bộ phận đó.
Câu 3:
Em hãy nêu cấu tạo, tính năng, tác dụng của kíp thường, nụ xuỳ và dây cháy chậm.
Câu 4:
Em hãy so sánh tính năng, tác dụng của thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4.
Câu 5:
Em hãy nêu những điểm giống nhau của súng trường CKC và súng tiểu liên AK.
Câu 6:
Điểm giống và khác nhau giữa vật cản nhân tạo và vũ khí tự tạo là gì?
Câu 7:
Vật cản là gì? Thế nào là vật cản tự nhiên, vật cản nhân tạo, vật cản nổ, vật cản không nổ?
Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 4. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 KNTT Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân có đáp án
về câu hỏi!