Câu hỏi:
08/04/2023 253Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1ml dung dịch NaOH 10%. Lọc lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).
Cho từ từ dung dịch NH3 tới dư vào ống nghiệm (2) chứa 1 ml dung dịch AgNO3 đến khi kết tủa tan hết.
- Bước 2: Thêm 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm (3) chứa 2ml dung dịch saccarozơ 15%. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.
- Bước 3: Thêm từ từ dung dịch NaHCO3 vào ống nghiệm (3) khuấy đều đến khi không còn sủi bọt khí CO2. Chia dung dịch thành hai phần trong ống nghiệm (4) và (5).
- Bước 4: Rót dung dịch trong ống (4) vào ống nghiệm (1), lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn. Rót từ từ dung dịch trong ống nghiệm (5) vào ống nghiệm (2), đun nhẹ đến khi thấy kết tủa bám trên thành ống nghiệm.
Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Sau bước 4, dung dịch trong ống nghiệm (1) có màu xanh lam.
(2) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm (3) có hiện tượng phân lớp.
(3) Dung dịch NaHCO3 trong bước 3 với mục đích loại bỏ H2SO4.
(4) Dung dịch trong ống nghiệm (4), (5) chứa một monosaccarit.
(5) Thí nghiệm trên chứng minh saccarozơ là có tính khử.
(6) Các phản ứng xảy ra trong bước 4 đều là phản ứng oxi hóa khử.
Số phát biểu đúng là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị Cu(OH)2/OH- trong (1) và AgNO3/NH3 trong (2)
Bước 2: Thủy phân saccarozơ trong (3)
Bước 3: Loại bỏ H2SO4 trong (3)
Bước 4: Cho một nửa (3) đã làm sạch vào (1), nửa còn lại vào (2)
(1) Đúng, các sản phẩm glucozơ, fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
(2) Sai, ống 3 luôn đồng nhất
(3) Đúng
(4) Sai, chứa glucozơ, fructozơ
(5) Sai, chứng minh saccarozơ bị thủy phân trong H+.
(6) Sai, phản ứng tráng gương là oxi hóa khử, phản ứng tạo phức xanh lam không phải oxi hóa khử.
Chọn D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho các phát biểu sau:
(a) Oxi hóa glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.
(b) Trimetylamin là amin bậc ba.
(c) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
(d) Phenol (C6H5OH) tan rất tốt trong nước lạnh.
(e) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
(g) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
Số phát biểu đúng là
Câu 2:
Polime X có hệ số trùng hợp là 1500 và phân tử khối là 42000. Công thức một mắt xích của X là
Câu 3:
Cho 1,68 gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,5M; Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn a mol este metyl axetat rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của a là
Câu 5:
Cho các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → 2Y + H2O
(2) Y + HCl → Z + NaCl.
Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở, có công thức C4H6O5. Phát biểu đúng là
Câu 6:
Kim loại M có cấu hình electron nguyên tử là [Ne] 3s2. Số electron hóa trị của M là
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 11. Nguồn điện hoá học có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 12. Điện phân có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa (Đề số 1)
(2024) Đề thi thử môn Hóa Sở GDĐT - Ninh Bình (Lần 1) có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 10. Thế điện cực chuẩn của kim loại có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 8. Đại cương về Polymer có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 1. Ester - lipid - chất béo có đáp án
Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 23)
về câu hỏi!