Câu hỏi:
11/04/2023 838Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuCl2, CuSO4 và 8,94 gam KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi. Trong thời gian t giây đầu tiên, thu được khí ở anot và a gam kim loại ở catot. Điện phân tiếp tục thêm t giây thì dừng điện phân, thu được thêm 0,225 mol khí ở cả hai điện cực, 0,8a gam kim loại ở catot và dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 8 gam CuO. Giá trị của m gần nhất với
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
nCuCl2 = x; nCuSO4 = y và nKCl = 0,12
Tại catot, trong t giây đầu tiên: nCu = z
Tại catot, trong t giây thứ hai: nCu = 0,8z —> nH2 = 0,2z
nCu tổng = x + y = z + 0,8z (1)
Dung dịch sau điện phân hòa tan nCuO = 0,1 —> nH+ = 0,2
Dung dịch sau điện phân chứa K+ (0,12), SO42- (y), H+ (0,2)
Bảo toàn điện tích: 2y = 0,12 + 0,2 (2)
ne trong t giây = 2z
TH1: Trong t giây thứ 2 vẫn còn khí Cl2 thoát ra
Tại anot trong 2t giây: nCl2 = x + 0,06 —> nO2 = z – 0,5x – 0,03
n khí trong t giây thứ 2 = (x + 0,06 – z) + (z – 0,5x – 0,03) + 0,2z = 0,225 (3)
(1)(2)(3) —> x = 0,29; y = 0,16; z = 0,25
—> m = 135x + 160y + 8,94 = 73,69
TH2: Trong t giây thứ 2 không còn khí Cl2 thoát ra
nO2 trong t giây thứ hai = 0,5z
—> 0,2z + 0,5z = 0,225 (4)
(1)(2)(4) —> x = 293/700; y = 0,16; z = 9/28
Trong t giây đầu: nCl2 = x + 0,06 = 67/140 > z: Vô lí, loại.
Chọn B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đốt cháy kim loại X trong oxi, thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là
Câu 2:
Cho 2,16 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,224 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
Câu 3:
Nhúng một đinh sắt vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô và đem đi cân thì thấy khối đinh sắt tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Câu 4:
Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
Câu 5:
Các núi đá dọc bờ sông hay ở dưới biển thì có hiện tượng chân núi đá bị ăn mòn lõm vào tạo hốc sâu, hang động… Ngoài tác động mài mòn của nước thì có nguyên nhân chính là có phản ứng hóa học xảy ra trong thời gian dài. Phản ứng đó là
Câu 6:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ
Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm
Thí nghiệm 3: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau 5 phút lấy đinh sắt ra, thêm từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch vừa thu được
Cho các phát biểu sau:
(1) Thí nghiệm 1: chứng tỏ glucozơ có chứa nhiều nhóm OH liền kề
(2) Thí nghiệm 2: thu được sản phẩm màu tím.
(3) Thí nghiệm 3: ion Cr2O72- bị oxi hoá thành Cr3+.
(4) Cả ba thí nghiệm đều có sự thay đổi màu sắc.
Số phát biểu đúng là:
Câu 7:
Hỗn hợp E gồm hai este (X và Y) đều no, mạch hở trong đó X đơn chức còn Y hai chức. Thủy phân hoàn toàn 15,52 gam E trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp T và 13,48 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn hoàn lượng ancol T trên thu được 0,46 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với:
về câu hỏi!