Câu hỏi:
12/05/2023 818a) Trình bày lại quy trình thí nghiệm bằng sơ đồ.
b) Mô tả các bước thực hiện thí nghiệm.
c) Mô tả sản phẩm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Quy trình thí nghiệm bằng sơ đồ:
b) Mô tả các bước thực hiện thí nghiệm:
(*) Quy trình điều chế xà phòng không gia nhiệt (phương pháp lạnh)
- Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu
Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết và cân, đong nguyên liệu đảm bảo đúng lượng cần thiết. Các nguyên liệu cơ bản cần phải có để làm xà phòng bao gồm chất béo từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật, kiềm và nước.
- Bước 2: Phối trộn các nguyên liệu
Ở bước này, nếu chất béo ở trạng thái đông đặc thì cần làm tan chảy chúng bằng cách đun nóng, sau đó làm nguội các nguyên liệu trở về mức nhiệt khoảng 30 oC – 35 oC. Các nguyên liệu được trộn lẫn vào nhau và tiến hành khuấy cho đến khi phản ứng xà phòng hoá xảy ra gần như hoàn toàn, hỗn hợp có độ đậm đặc nhất định tuỳ theo thành phần sử dụng.
Hương liệu và phẩm màu (nếu có) được đưa vào trong giai đoạn này.
- Bước 3: Vào khuôn, định hình và thiết lập kết cấu sản phẩm
Khi hỗn hợp phản ứng đạt đến trạng thái đậm đặc phù hợp, xà phòng được đổ vào khuôn để định hình sản phẩm.
Cần tối thiểu 24 giờ để xà phòng trở nên rắn chắc và có thể gỡ ra khỏi khuôn.
- Bước 4: Bảo quản xà phòng
Sau khi gỡ ra khỏi khuôn, xà phòng được cắt thành từng bánh nhỏ phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế. Tuy nhiên, xà phòng vẫn chưa sử dụng được ngay, mà cần tiếp tục bảo quản ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian 6 – 7 tuần mới đạt đến chất lượng tốt nhất.
(*) Quy trình điều chế xà phòng có gia nhiệt (phương pháp nóng)
- Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu
Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết và cân, đong nguyên liệu đảm bảo đúng lượng cần thiết. Các nguyên liệu cơ bản cần phải có để làm xà phòng bao gồm chất béo từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật, kiềm và nước.
- Bước 2: Phối trộn các nguyên liệu
Chất béo, kiềm và nước được trộn và khuấy đều cho đến khi quá trình xà phòng hoá diễn ra làm cho hỗn hợp trở lên đậm đặc. Sau đó, hỗn hợp xà phòng được cho vào nồi inox, hỗn hợp được đun ở nhiệt độ 65 oC đến 75 oC trong khoảng thời gian 1 giờ. Quá trình xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp trở nên đặc sệt do nước bốc hơi. Hương liệu và phẩm màu (nếu có) có thể đưa vào trong giai đoạn này. Cuối cùng, có thể thêm dung dịch NaCl bão hoà để xà phòng tách hết ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
- Bước 3: Vào khuôn, định hình và thiết lập kết cấu sản phẩm
Sau khi quá trình xà phòng hoá hoàn tất, xà phòng trở nên rắn, được cho vào khuôn rồi để nguội. Xà phòng thu được bằng phương pháp gia nhiệt có thể sử dụng luôn sau khi nấu.
c) Mô tả sản phẩm:
- Màu của bánh xà phòng: tươi, sáng, đồng nhất.
- Mùi của xà phòng: không có mùi hôi, chua của mỡ bị phân huỷ.
- Kết cấu bánh: chắc mịn, không có vết rạn, nứt.
- Xà phòng không còn dư dầu, mỡ chưa bị xà phòng hoá.
- Xà phòng có giá trị pH < 10.
- Đảm bảo tính an toàn, có khả năng làm sạch và dịu nhẹ với da.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm hiểu và cho biết những nguyên liệu cần để điều chế xà phòng.
Câu 3:
Hãy cho biết vai trò của dung dịch NaCl bão hoà trong bước 2 của quy trình điều chế xà phòng có gia nhiệt.
Câu 4:
Các muối carboxylate thu được trong quá trình xà phòng hoà dầu mỡ động thực vật có tan trong nước không?
Câu 5:
Trong phòng thí nghiệm, vì sao người ta thường dùng xoong inox để thực hiện phản ứng xà phòng hoá? Nếu dùng cốc thuỷ tinh hay nồi nhôm có được không? Giải thích.
Câu 6:
a) Hãy lựa chọn một quy trình để điều chế xà phòng phù hợp với điều kiện.
b) Xây dựng sơ đồ các bước để thực hiện quy trình điều chế xà phòng: chuẩn bị nguyên liệu, hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm,…
Chú ý: Giá trị chỉ số xà phòng hoá để tính toán lượng NaOH cần dùng.
c) Lập kế hoạch triển khai thí nghiệm điều chế xà phòng.
về câu hỏi!