Câu hỏi:
12/05/2023 48,317Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:
a) C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) = 131 kJ
b) CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g) = -41 kJ
Các cân bằng trên dịch chuyển theo chiều nào khi thay đổi một trong các điều kiện sau?
(1) Tăng nhiệt độ.
(2) Thêm một lượng hơi nước vào hệ.
(3) Thêm khí H2 vào hệ.
(4) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
(5) Dùng chất xúc tác.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) = 131 kJ
(1) Tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt tức chiều thuận.
(2) Thêm một lượng hơi nước vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng hơi nước tức chiều thuận.
(3) Thêm khí H2 vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng H2 tức chiều nghịch.
(4) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm số mol khí thức chiều nghịch.
(5) Dùng chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch.
b) CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g) = -41 kJ
(1) Tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt tức chiều nghịch.
(2) Thêm một lượng hơi nước vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng hơi nước tức chiều thuận.
(3) Thêm khí H2 vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo làm giảm lượng H2 tức chiều nghịch.
(4) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống không làm cân bằng chuyển dịch do hệ cân bằng có tổng hệ số tỉ lượng của các chất khí ở hai vế của phương trình hoá học bằng nhau.
(5) Dùng chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho phản ứng sau:
COCl2(g) ⇌ CO(g) + Cl2(g) KC = 8,2×10-2 ở 900 K.
Tại trạng thái cân bằng, nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,15 M thì nồng độ COCl2 là bao nhiêu?
Câu 2:
Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng?
A. Nhiệt độ.
B. Áp suất.
C. Nồng độ.
D. Chất xúc tác.
Câu 3:
Người ta thường sản xuất vôi bằng phản ứng nhiệt phân calcium carbonate theo phương trình nhiệt hoá học sau:
CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g) = 178,49 kJ.
Để nâng cao hiệu suất phản ứng sản xuất vôi, cần điều chỉnh nhiệt độ như thế nào? Giải thích.
Câu 4:
Viết biểu thức tính Kc cho các phản ứng sau:
(1) CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g)
(2) Cu2O(s) + ⇌ 2CuO(g)
Câu 5:
Trong các hang động đá vôi thường xảy ra hiện tượng hình thành thạch nhũ và xâm thực của nước mưa vào đá vôi theo phương trình hoá học sau:
CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq) ⇌ Ca(HCO3)2(aq)
Hãy giải thích các quá trình này.
Câu 6:
Viết các biểu thức tính tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch của phản ứng thuận nghịch sau, cho biết phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều là phản ứng đơn giản:
aA + bB ⇌ cC + dD
Lập tỉ lệ giữa hằng số tốc độ phản ứng thuận và hằng số tốc độ phản ứng nghịch ở trạng thái cân bằng.
về câu hỏi!