Câu hỏi:
13/07/2024 1,552Thuỷ ngân rất độc. Hít phải hơi thuỷ ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch, gây nhiễm độc phổi và thận, nguy cơ dẫn đến tử vong. Hãy nêu cách xử lí thuỷ ngân khi nhiệt kế thuỷ ngân không may bị vỡ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cách xử lí thuỷ ngân khi nhiệt kế thuỷ ngân không may bị vỡ:
- Dùng que bông ướt hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh bịt kín. Động tác khi thu gom thủy ngân phải hết sức nhẹ nhàng để tránh các hạt thủy ngân phân li thành các hạt nhỏ hơn, gây khó khăn cho việc thu dọn.
- Nếu có thể nên rắc một ít bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh phản ứng với thủy ngân ngay điều kiện thường tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn.
Hg + S → HgS.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính trong việc gây ô nhiễm môi trường. Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) thì nếu lượng SO2 vượt quá 350 μg/m3 không khí đo trong 1 giờ ở một thành phố thì coi như không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí trong 1 giờ ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không?
Câu 2:
Cho các phản ứng sau:
a) S + O2 SO2.
b) Hg + S → HgS.
c) S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
d) Fe + S FeS.
Có bao nhiêu phản ứng trong đó sulfur đóng vai trò là chất khử?
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 3:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của sulfur?
A. Màu vàng ở điều kiện thường.
B. Thể rắn ở điều kiện thường.
C. Không tan trong benzene.
D. Không tan trong nước.
Câu 4:
Quan sát Hình 6.1 và 6.2, hãy cho biết trong tự nhiên, sulfur tồn tại ở những dạng chất nào?
Câu 5:
Nêu hiện tượng xảy ra ở Thí nghiệm 1. Xác định vai trò của các chất trong phản ứng của Fe và S ở thí nghiệm này.
Câu 6:
Số oxi hoá của sulfur trong phân tử SO2 là
A. +4. B. -2.
C. +6. D. 0.
về câu hỏi!