Câu hỏi:
13/07/2024 2,773Ethyl iodide có khối lượng riêng là 1,94 g mL-1 và có nhiệt độ sôi là 72 oC. Ethanol có khối lượng riêng là 0,789 g mL-1 và có nhiệt độ sôi là 78 oC. Ethanol tan trong nước còn ethyl iodide kém tan trong nước nhưng tan được trong ethanol. Ethyl iodide thường được điều chế từ ethanol và sản phẩm thu được thường bị lẫn ethanol. Đề xuất phương pháp tinh chế ethyl iodide từ hỗn hợp của chất này với ethanol.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Do ethyl iodide và ethanol có nhiệt độ sôi xấp xỉ nhau nên không dùng phương pháp chưng cất.
- Ethanol tan trong nước còn ethyl iodide kém tan trong nước nhưng tan được trong ethanol và khối lượng riêng của ethyl iodide lớn hơn nhiều so với khối lượng riêng ethanol nên có thể dùng phương pháp chiết lỏng – lỏng trong dung môi nước.
- Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp sắc kí để tinh chế ethyl iodide từ hỗn hợp của chất này với ethanol.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Độ tan trong nước của monosodium glutamate (mì chính hay bột ngọt) ở 60 oC là 112 g/ 100 g nước; ở 25 oC là 74 g/ 100 g nước. Tính khối lượng monosodium glutamate kết tinh khi làm nguội 212 g dung dịch monosodium glutamate bão hoà ở 60 oC xuống 25 oC.
Câu 2:
Nước ép mía là dung dịch chưa bão hoà với thành phần chất tan chủ yếu là đường (còn gọi là đường kính, saccharose). Cần sử dụng phương pháp nào để thu được đường kính từ nước mía?
Câu 3:
Hình 9.6 mô phỏng thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Biết rằng tinh dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn 1 g mL-1.
a) Tinh dầu nằm ở phần nào (A hay B)?
b) Phương pháp để tách A và B ra khỏi nhau là phương pháp gì?
Câu 4:
Trình bày phương pháp:
a) Thu lấy rượu (dung dịch ethyl alcohol) có lẫn trong cơm rượu sau khi lên men.
b) Thu lấy tinh dầu cam từ vỏ cam.
Câu 5:
Hình 9.5 mô tả dụng cụ dùng để tách các chất lỏng ra khỏi nhau.
a) Phương pháp nào đã được sử dụng để tách các chất ra khỏi nhau trong trường hợp này?
b) Tên của các quá trình chuyển trạng thái của các chất từ vị trí A sang vị trí B, từ vị trí B sang vị trí C là gì?
c) Thành phần các chất ở các vị trí A và C có giống nhau không? Vì sao?
Câu 6:
Quan sát Hình 9.4 và cho biết trong điều kiện thí nghiệm:
a) Chất màu đỏ hay chất màu xanh bị hấp phụ mạnh hơn?
b) Chất màu đỏ hay chất màu xanh được hoà tan tốt hơn trong dung môi?
về câu hỏi!