Câu hỏi:

16/05/2023 714

Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:

Trường hợp

Được sống chung

Không được sống chung

Loài A

Loài B

Loài A

Loài B

(1)

-

-

0

0

(2)

+

+

-

-

(3)

+

0

-

0

(4)

-

+

0

-

 

 

Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. 0): không ảnh hưởng gì.

 

 

 

 

 

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Ở trường hợp (1), nếu A là một loài động vật ăn cỏ thì B có thể là loài động vật ăn cỏ.

II.Ở trường hợp (2), nếu A là loài mối thì B có thể là loài trùng roi sống trong ruột mối.

III.Ở trường hợp (3), nếu A là một loài cá lớn thì B có thể sẽ là loài cá ép sống bám trên cá lớn.

IV.Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu.

A. 1.                           B. 2.                            C. 3.                           D. 4.

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án C

I. Đúng vì nếu A , B cùng ăn cỏ nên cạnh tranh.

II. Đúng vì Trùng roi và mối là mối quan hệ cộng sinh nên tách ra thì cả hai cùng bị hại.

III. Sai cá ép và cá lớn thì cá lớn không lợi không hại khi sống chung.

IV. Đúng vì trâu và giun kí sinh là quan hệ kí sinh vật chủ nên tách ra giun chết còn trâu không lợi không hại

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cơ thể có kiểu gen Ab¯aB giảm phân không xảy ra hoán vị. Giao tử aB được tạo ra chiếm tỉ lệ

Xem đáp án » 16/05/2023 4,408

Câu 2:

Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể ở tế bào sinh dưỡng bình thường có 2n = 20 và hàm lượng ADN là 4pg. Giả sử một quần thể của loài nàybốn thể đột biến nhiễm sắc thể. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này như bảng sau:

Thể đột biến

I

II

III

IV

Số lượng NST

19

20

30

20

Hàm lượng ADN

3,8pg

4,1pg

6pg

3,9pg

Khi nói về bốn thể đột biến trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thể đột biến III có thể là thể tứ bội.

II. Thể đột biến I có thể là thể một.

III. Thể đột biến I và III có thể là đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

IV. Thể đột biến II và IV có thể sinh ra do sự tiếp hợp không cân giữa 2 cromatit của cặp tương đồng.

Xem đáp án » 16/05/2023 3,669

Câu 3:

Ở một loài thực vật, cả hai cặp gen Aa, Bb cùng quy định màu sắc hoa. Khi lai 2 cây dị hợp về hai cặp gen lai với nhau thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 9 : 6 : 1. Tính trạng màu sắc hoa này di truyền theo quy luật

Xem đáp án » 16/05/2023 3,439

Câu 4:

Dạng đột biến điểm nào sau đây làm số liên kết hiđrô của gen giảm 3? 

Xem đáp án » 16/05/2023 2,808

Câu 5:

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, chim và thú xuất hiện ở

Xem đáp án » 16/05/2023 2,732

Câu 6:

Loại thực vật nào dưới đây có không gian cố định CO2 là tế bào mô giậu và thời gian cố định CO2 vào ban ngày và ban đêm?

Xem đáp án » 16/05/2023 2,721

Câu 7:

Sơ đồ bên mô tả quá trình hình thành loài lúa mì ngày nay. Nghiên cứu sơ đồ và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Con lai 1 và con lai 2 đều hữu thụ (có khả năng sinh sản hữu tính).

II. Quá trình hình thành loài lúa mì ngày nay do 2 lần lai xa và 1 lần đa bội hóa.

III. Con lai 1 và con lai 2 có kí hiệu bộ NST lần lượt là nA + nB = 14 và

nA + nB + nD= 21.

IV. Lúa mì ngày nay có khả năng sinh sản hữu tính và có kiểu gen đồng hợp tất cả các cặp gen.

Xem đáp án » 16/05/2023 2,713

Bình luận


Bình luận