Câu hỏi:

13/07/2024 2,064 Lưu

Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí, cho ví dụ minh hoạ.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

- Một số quy định của pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

+ Điều 8 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án”.

+ Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.”

+ Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.”

+ Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.”

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải:

- Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em.

=> Vì vậy, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

Lời giải

Lời giải:

♦ Trả lời câu hỏi Trường hợp a.

- Yêu cầu số 1: Hành vi của cán bộ xã T là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Vì: theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

- Yêu cầu số 2: Để thực hiện quyền bình đẳng của mình, anh M nên, giải thích cho cán bộ xã T hiểu 2 vấn đề sau:

+ Vấn đề 1: Quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trong việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Vấn đề 2: Quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 54/2018/NĐ-CP của Chính phủ: “Trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.

=> Từ đó, yêu cầu cán bộ xã T ghi tên mình vào danh sách cử tri.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP