Câu hỏi:
13/07/2024 7791/ Ở thông tin 1, việc thực hiện bình đẳng giới đã mang lại những kết quả gì đối với đời sống của con người và xã hội?
2/ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là nhằm mục đích gì? Vì sao?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Việc thực hiện bình đẳng giới ở nước ta đã mang lại những thay đổi tích cực ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác. Cụ thể:
- Về chính trị, phụ nữ đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, lần đầu tiên có 3 nữ uỷ viên Bộ Chính trị, nữ Chủ tịch Quốc hội (giai đoạn 2011 - 2020). Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế và có nhiều cơ hội để có những việc làm tốt, mang lại thu nhập cao hơn.
- Về giáo dục, tỉ lệ nhập học của trẻ em trai và trẻ em gái ở bậc Tiểu học và Trung học đều cao và cân đối.
- Trong lĩnh vực y tế thì cả phụ nữ và nam giới đều được chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhiều bệnh viện ở trung ương và địa phương đã hình thành khoa nam học và tăng cường đào tạo bác sĩ chuyên khoa nam học để mở rộng mạng lưới tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nam giới...
♦ Yêu cầu số 2:
- Quy định về số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 nhằm mục đích bảo đảm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Bởi vì, nếu không quy định như vậy thì số lượng đại biểu nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân có thể sẽ rất ít và do đó sẽ không bảo đảm được tiếng nói đại diện và phản ánh nguyện vọng của phụ nữ - một nửa dân số trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của cả nước và của mỗi địa phương; trong việc quản lí nhà nước, hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện các quy tắc chung. Việc bảo đảm một tỉ lệ thích đáng phụ nữ tham gia vào các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ bảo đảm cho nam, nữ cùng có tiếng nói chung, được cùng tham gia và có vị trí, vai trò ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chức và gia đình, làm cho các quyết định đó phù hợp với lợi ích và nhu cầu của cả hai giới, tạo cho hai giới có cơ hội như nhau trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy nêu hướng giải quyết các tình huống sau:
Tình huống a. C có bố là bác sĩ và mẹ là doanh nhân. Mặc dù công việc ở bệnh viện khá bận rộn nhưng khi về nhà, bố C thường chia sẻ việc nhà với vợ, con. Khi thấy bố C rửa bát, lau nhà, giặt quần áo, bà nội của C không hài lòng vì cho rằng đó không phải là công việc của nam giới.
Nếu là C, em sẽ thuyết phục bà nội như thế nào để bà có thể đồng tình và ủng hộ việc làm của bố?
Tình huống b. Bố mẹ M muốn mua một căn hộ mới rộng rãi và tiện nghi hơn nhưng bố thì thích căn hộ trong khu đô thị còn mẹ lại muốn ở khu dân cư ngoài phố. Mẹ M dự định sẽ tự mua nhà theo ý mình mà không cần sự đồng thuận của bố.
Nếu là M, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?
Tình huống c. Gia đình H là người dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ. Khi chị gái H kết hôn thì anh rể về sống cùng với gia đình H. Sau khi chung sống được 10 năm thi chồng chị H đề nghị li hôn. Trong phiên toà xử li hôn, Toà án đã ra bản án tuyên bố mẹ H phải chia cho anh rể H một phần tài sản thuộc tài sản chung của gia đình tương xứng với công sức đóng góp của anh cho gia đình trong 10 năm. Tuy nhiên, khi anh rể H yêu cầu được chia tài sản thì bố mẹ H kiên quyết không chia vì cho rằng theo luật tục, anh rể H là người chủ động xin li hôn nên không được chia tài sản.
Nếu là H, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ thực hiện đúng bản án của Toà án nhân dân?
Câu 2:
Em hãy cho biết mỗi biện pháp được nêu trong thông tin dưới đây nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?
a. Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
b. Quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.
c. Quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.
d. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật
Câu 3:
Câu 4:
Em đồng tình với ý kiến của C hay T trong trường hợp dưới đây? Vì sao?
Trường hợp: Trong buổi thảo luận nhóm về các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, B nêu ý kiến: Theo các bạn, chúng mình có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng cách nào?
- C nói: Mình cho rằng các bạn nam có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng cách phụ giúp bố mẹ kiếm tiền để chăm lo cho gia đình, còn các bạn nữ thì có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng cách giúp mẹ làm công việc nội trợ.
- T nói: Theo mình, dù là nam hay nữ thì chỉ cần chia sẻ công việc gia đình với ông bà, bố mẹ phù hợp với năng lực của mỗi người là đã thực hiện pháp luật về bình đẳng giới rồi.
Câu 5:
Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong những trường hợp sau:
Trường hợp a. T có một em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mọi công việc trong nhà đều do mẹ và em gái đảm nhận. Chỉ những ngày kỉ niệm Quốc tế phụ nữ 8 - 3 hay thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 - 10, bố và T mới bàn nhau mua hoa, tặng quà và chia sẻ việc nhà với mẹ và em gái.
Hành vi của T và bố T có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
Trường hợp b. Bố A làm việc trong một công ty may mặc. Bố rất yêu thương, quan tâm chăm sóc cho A và em gái. Bố thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà.
Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
Trường hợp c. Công ty D tuyển nhân viên làm lái xe taxi. Chị K đến nộp hồ sơ dự tuyển nhưng bị Công ty từ chối với lí do chị là nữ, làm việc một thời gian rồi sinh con, nuôi con nhỏ sẽ ảnh hưởng đến công việc.
Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
Câu 6:
Câu 7:
1/ Em hãy cho biết, nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích gì? Vì sao?
2/ Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động không? Trường Mầm non dân lập B có thể phải chịu hậu quả gì về hành vi này? Vì sao?
3/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
về câu hỏi!