Câu hỏi:
12/07/2024 1,314Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
(*) Tham khảo 1: lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (ngày 03-12-1945)
“Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa.
Nhiệm vụ chính của các dân tộc thiểu số hiện nay phải thực hiện là:
1- Đoàn kết hơn nữa để chống xâm lăng.
2- Hết sức tăng gia sinh sản.
3- Ra sức cứu giúp đồng bào dưới xuôi về nạn đói và ủng hộ Chính phủ để kháng chiến và cứu đói.
4- Gây sự thân thiện giữa ta và Trung Quốc, nhất là các dân tộc ở các miền biên giới Việt Nam và Trung Quốc.
Anh em thiểu số chúng ta sẽ được:
1- Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi.
2- Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt:
a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng.
b) Về văn hoá, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc.
Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”
(*) Tham khảo 2: Khi thăm và làm việc với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 21-02-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Đồng bào các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng tổ quốc chung xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc ấm no".
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
1/ Quyền bình đẳng về văn hoá, giáo dục giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên?
2/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục.
Câu 2:
Câu 3:
Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
b. Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc.
c. Việc thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ làm cho họ không cố gắng, vươn lên trong học tập.
d. Việc ki thị, phân biệt đối xử về thành phần dân tộc sẽ dẫn đến mất đoàn kết, chia rẽ giữa các dân tộc.
Câu 4:
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a. Gần tới ngày Toà án xét xử việc tranh chấp đất đai giữa anh P (người dân tộc Ơ-đu) với anh N (người dân tộc Kinh). Anh P lo lắng vì mình chỉ thành thạo tiếng dân tộc Ơ-đu mà không thành thạo tiếng Việt sẽ gây bất lợi cho bản thân.
Em hãy tư vấn cách thức để giúp anh P được đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tình huống b. D và B sinh ra, lớn lên và học tập cùng trưởng tại địa phương X. Cả hai cùng dự thi vào Trường Đại học N và có số điểm thi đại học bằng nhau, nhưng D là người dân tộc thiểu số được cộng thêm điểm ưu tiên nên đủ điểm đỗ, còn B là người dân tộc Kinh không ưu tiên nên không đỗ. B thắc mắc và cho rằng như vậy là không được đảm bảo sự bình đẳng.
Em hãy tư vấn để giúp B hiểu được chính sách ưu tiên của Nhà nước trong việc tuyển sinh đại học.
Câu 5:
1/ Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên?
2/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế.
Câu 6:
Hành vi của các chủ thể dưới đây là thực hiện đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Vì sao?
Trường hợp a. Bố A là người dân tộc Kinh, mẹ A là người dân tộc thiểu số, khi khai sinh A mang dân tộc của bố. Hiện nay gia đình A sinh sống và làm việc tại bản của mẹ A. Để hoà nhập với người dân nơi đây, A đã yêu cầu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi dân tộc của mình từ dân tộc của bố sang dân tộc của mẹ.
Trường hợp b. Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyển dụng 3 kĩ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra đối với ứng viên, anh Q thấy mình đều đủ cả nên đã đăng kí dự tuyển nhưng không được Công ty X chấp nhận vào làm việc vì lí do anh Q là người dân tộc thiểu số.
Trường hợp c. Nhận thấy các lễ hội truyền thống văn hoá tốt đẹp của bản dần bị lãng quên, anh H sau khi trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã Y đã lên kế hoạch và đề ra các biện pháp phục hồi, bảo tồn, phát triển các điệu múa, trò chơi dân gian.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!