Câu hỏi:
13/02/2020 8,810Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam có tính dân chủ điển hình nhưng bên cạnh đó vẫn mang tính chất dân tộc. Tính dân tộc ấy được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Về nhiệm vụ: Phong trào 1936 -1939 do hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi đặc điểm nổi bật của phong trào là mang tính dân chủ sâu sắc nhưng nhiệm vụ giải phóng dân tộc xuyên suốt từ các thời kì trước cũng không bị sao lãng
- Về đối tượng cách mạng: Phong trào chưa nhằm vào đánh đổ toàn bộ thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa không chịu thực hiện chính sách mà Mặt trận nhân dân Pháp đã ban hành. Bọn phản động thuộc địa là bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc. Phong trào chưa nhằm đánh đổ toàn bộ kẻ thù dân tộc nhưng nhằm vào bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc, nên phong trào cũng mang tính dân tộc.
- Về mục tiêu đấu tranh: Đây là lúc Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất mà chỉ đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, đó là những quyền dân chủ đơn sơ nhưng cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để đòi từ tay kẻ thù của dân tộc. Bởi thế phong trào mang tính chất dân tộc.
- Về lực lượng cách mạng: Đây là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.
- Về mặt ý nghĩa: Giai đoạn 1936 - 1939 đã làm cho trận địa và lực lượng của cách mạng được mở rộng, đặc biệt đã xây dựng nên lực lượng chính trị quần chúng hùng hậu, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc về sau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và Tây Âu trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 2:
Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?
Câu 3:
Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?
Câu 4:
Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?
Câu 5:
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ?
Câu 6:
Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) được thể hiện qua hành động
Câu 7:
Điểm tương đồng về phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
về câu hỏi!