Câu hỏi:
20/06/2023 188Cho gà trống lông trơn thuần chủng lai với gà mái lông vằn, thu được F1 100% gà lông trơn. Tiếp tục cho gà mái lông trơn F1 lai phân tích thu được đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình 1 gà lông trơn: 3 gà lông vằn, trong đó lông trơn toàn gà trống. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?
I. Tính trạng màu lông ở gà di truyền tương tác và có một cặp gen nằm trên NST giới tính X.
II. Cho các con gà lông vằn ở Fa giao phối với nhau, có 2 phép lai đời con xuất hiện gà mái lông trơn.
III. Cho gà F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ gà trống lông trơn và gà mái lông vằn bằng nhau và bằng 5/16.
IV. Ở Fa có hai kiểu gen quy định gà mái lông vằn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bước 1: Biện luận quy luật di truyền, quy ước gen.
Bước 2: Tìm kiểu gen của P → Viết sơ đồ lai.
Bước 3: Xét các phát biểu.
Cách giải:
Chú ý: Ở gà XX là con trống, XY là con mái
F1 lai phân tích cho 4 tổ hợp → tính trạng do 2 gen quy định, Tỷ lệ kiểu hình ở 2 giới khác nhau nên có 1 cặp nằm trên vùng không tương đồng trên X.
Quy ước gen
A-B- lông trơn ; A-bb/aaB-/aabb : lông vằn
P: ♂AAXBXB ×♀aaXbY →AaXBXb: AaXBY
Cho con cái F1 lai phân tích: ♀AaXBY ×♂ aaXbXb → (Aa:aa)(XBXb:XbY)
Xét các phát biểu
I đúng.
II sai
Cho các con gà lông vằn ở Fa giao phối với nhau: aaXBXb × (Aa:aa)XbY → chỉ có 1 phép lai có thể xuất hiện gà mái lông trơn.
III sai, cho F1 giao phối với nhau: AaXBXb× AaXBY→ (3A-:1aa)(1/4XBXB: 1/4XBXb: 1/4XBY: 1/4XbY).
Tỷ lệ gà trống lông trơn ;
Tỷ lệ gà mái lông vằn =
IV đúng, gà mái lông vằn ở Fa:Aa XbY và aa XbY.
Chọn D.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là
Câu 2:
Nếu mạch gốc của một gen chỉ có ba loại nuclêôtit A, T, G thì trên mARN do gen này tổng hợp không có loại nuclêôtit nào sau đây?
Câu 3:
Triplet 3’GAT5’ mã hóa cho axit amin Lơxin, tARN vận chuyển axit amin này có anticodon là
Câu 4:
Dạng đột biến điểm nào sau đây làm giảm số liên kết hiđrô của gen?
Câu 5:
Trong các kí hiệu về số NST ở các thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của đột biến thể một?
Câu 6:
Dấu hiệu nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec?
Câu 7:
Khi nói về biến dị tổ hợp, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Phân li độc lập hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
II. Tiếp hợp, trao đổi chéo xảy ra sẽ luôn dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
III. Số biến dị tổ hợp có thể phụ thuộc vào số lượng gen trong hệ gen và hình thức sinh sản của loài.
IV. Biến dị tổ hợp có thể là một kiểu hình hoàn toàn mới chưa có ở thế hệ bố mẹ.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!