Câu hỏi:
19/07/2023 1,154Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Bạn A cho rằng chỉ có Hiến pháp là đạo luật quan trọng nhất của Nhà nước mới cần lấy ý kiến của tất cả mọi người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần. Còn với những dự thảo luật khác thì chỉ cần lấy ý kiến của một số dân tộc, tôn giáo có liên quan.
Em có đồng ý với ý kiến của bạn A không? Vì sao?
b. Xã Q có nhiều đồng bào theo các tôn giáo khác nhau sinh sống. Gần đây, thấy tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn xã có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp nên lãnh đạo xã Q giao cho phòng Tư pháp tổ chức hoạt động phổ biển, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân. Trong cuộc họp bàn để xây dựng kế hoạch thực hiện, anh H cho rằng vì gần đây có một số tôn giáo mới đến nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cần khoanh vùng tập trung vào người dân thuộc những tôn giáo mới này là đủ.
Em nhận xét như thế nào về ý kiến của anh H? Nếu được tham gia cuộc họp đó, em sẽ phát biểu như thế nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Tình huống a. Không đồng ý với ý kiến của A vì việc góp ý vào các văn bản pháp luật trong đó có Hiến pháp là thể hiện quyền bình đẳng về chính trị của các dân tộc, tôn giáo.
- Tình huống b.
+ Ý kiến của anh H là thiếu đầy đủ và không chính xác vì khi đưa ra kết luận tình trạng vi phạm pháp luật gia tăng do có sự xuất hiện của một số tôn giáo mới mà không có bằng chứng nào để chứng minh. Việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cho những người thuộc những tôn giáo mới này là không đủ để giải quyết vấn đề.
+ Nếu tham gia cuộc họp, em sẽ đề nghị cần phải làm rõ nguyên nhân việc gia tăng tình trạng vi phạm pháp luật (có thể do tình trạng kinh tế khó khăn, có thể do vấn đề mạng Internet, vấn đề an ninh,...), việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần áp dụng rộng rãi và công bằng đến tất cả các tôn giáo và tất cả người dân trong xã.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy nêu những việc làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (nêu rõ những việc nên làm, những việc không nên làm).
Câu 2:
Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Các dân tộc ở Việt Nam tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực chính trị.
B. Công dân tham gia một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí là quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. Đồng bào các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục.
D. Tôn trọng lẫn nhau giữa công dân thuộc tôn giáo khác nhau hoặc không có tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
E. Bình đẳng giữa các tôn giáo là các tôn giáo khác nhau được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
Câu 3:
a) Theo em, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong thông tin trên như thế nào?
b) Em hãy nêu ví dụ về những giá trị mà quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại cho cá nhân và xã hội.
Câu 4:
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây? Vì sao?
A. Các tôn giáo trên địa bàn huyện A được tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các tiêu chí của mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hoá”.
B. Chỉ một số tôn giáo lớn mới có quyền truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghỉ và quản lí tổ chức của mình.
C. Uỷ ban nhân dân xã X phối hợp với Bộ đội biên phòng tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa
D. Chính quyền huyện M của tỉnh Y đã cấp đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm nhóm cho đồng bào các dân tộc theo tôn giáo nhưng chưa được công nhận về mặt tổ chức.
Câu 5:
a) Em hãy xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin 1?
b) Ngoài những quy định của Hiến pháp về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, em còn biết đến những quy định nào khác của pháp luật về quyền này?
c) Trong thông tin 2, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào trong từng lĩnh vực? Em hãy lấy ví dụ để làm rõ những biểu hiện đó.
d) Em hãy sử dụng các quy định của pháp luật trong thông tin 1 để nhận xét hành vi của các phần tử trong trường hợp bên. Theo em, hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?
Câu 6:
a) Theo em, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin trên như thế nào?
b) Em hãy nêu ví dụ về những lợi ích mà quyền bình đẳng giữa các tôn giáo mang lại cho đời sống con người và xã hội.15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
về câu hỏi!