Câu hỏi:
11/07/2024 239Trình bày tác phẩm mà em đã sáng tác ở bài tập 2 phần Viết:
– Tác phẩm thơ: đọc diễn cảm, ngâm thơ.
– Tác phẩm truyện, tuỳ bút, tản văn: kể chuyện hoặc đọc diễn cảm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Năm tôi 13 tuổi, bố gọi tôi và hai cậu em trai vào phòng đọc sách. Tôi rất lấy làm hứng chí. Gọi là phòng đọc sách nhưng chúng tôi biết thừa nó là phòng trò chơi, nơi những “người đàn ông” thường cùng đua xe, câu cá nhựa hoặc xem phim.
- Mỗi đứa mang một cuốn vở và một cái bút tới đây! – Bố ra lệnh ngay khi chúng tôi vừa bước tới cửa phòng.
Chúng tôi đứng sững nhìn nhau lo lắng! Yêu cầu của bố nghe rất bất thường và đáng e ngại – cứ như là sắp làm bài tập ấy.
Khi đã tìm được vở và bút cho mình, quay lại “phòng chơi”, chúng tôi thấy bố đã bày sẵn bàn với ba cái ghế nhựa, kèm theo một tấm bảng lớn treo trên tường. Bố chỉ chúng tôi ngồi vào ghế nhựa, chứ không phải là cái ghế đệm bông êm ái, dù nó chỉ cách chúng tôi có một gang tay.
- Bố muốn các con phải tập trung hết sức, bố nói như một buổi kinh doanh – đó là lý do các con cần ngồi ghế nhựa, chứ không phải là ghế đệm bông!
Ngay lập tức chúng tôi rên lên:
- Mẹ đâu rồi ạ? Hay là chúng ta đợi mẹ! – cậu em út tính kế hoãn binh.
- Có lâu không ạ? – Cậu em kế tôi thở dài.
Tôi thì chỉ ngồi im lặng trên ghế nhựa cứng đơ.
- Mẹ đi chợ phải vài tiếng nữa mới về, và việc này không liên quan đến mẹ, bố nói. – Và việc này kéo dài bao lâu là tùy thuộc ở các con. Các con càng hợp tác thì chúng ta càng hoàn thành nhanh chóng. Hiểu không?
- Rồi ạ! Chúng tôi đáp lại uể oải.
- Từ bây giờ chúng ta sẽ có buổi học vào các sáng thứ bảy. Chỉ “những người đàn ông” chúng ta mà thôi. Bố sẽ dạy các con những gì bố đã học về cuộc sống. Đó là trách nhiệm của bố để chuẩn bị cho các con thành những người đàn ông – những người sẽ đóng góp cho cộng đồng và cho cả thế giới. Trách nhiệm này, bố thấy rất quan trọng và nghiêm túc.
Tôi ngắt lời:
- Bố sẽ dạy bọn con mọi điều về cuộc sống ạ?
- Tất cả những gì có thể.
- Nhưng như thế thì mãi mãi cũng không học hết!
- Có thể…- Bố nói nhỏ, vẻ suy nghĩ, rồi bắt đầu viết lên bảng – có thể lắm…
Trong suốt ba năm, dù khoẻ hay ốm, bố vẫn giữ đúng lịch dạy chúng tôi về kỹ năng và những ứng xử đời sống vào thứ bảy hàng tuần. Bố dạy rất nhiều: Vệ sinh cá nhân, tuổi dậy thì, các nghi thức xã giao, cách đối xử bình đẳng, sự kính trọng người già, tôn trọng những người phụ nữ, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tiền nong, trách nhiệm với cộng đồng… Chúng tôi viết kín hết cuốn vở này đến cuốn vở khác.
Năm nay, tôi đã 16 tuổi và đã trở thành một học sinh Trung học phổ thông, những bài học đã bớt dần đi. Tôi và các em cũng đã lớn lên dần. Chúng tôi bắt đầu bận rộn và cũng bắt đầu vấp váp với những khó khăn. Những lúc ấy, chúng tôi thường ngồi lại, nghĩ tới những điều bố cho ghi trong vở ngày xa, vì những điều ấy trước đây bố đã từng nhắc tới.
Mới đây, bố gọi riêng tôi ra và nói:
- Bố sẽ dạy con đến khi con 18 tuổi, phần còn lại của “bài học” con bắt đầu phải tự gom nhặt trong cuộc sống mà thôi!
Tôi khoanh tay lễ phép:
- Thưa bố! Giờ đây con đã hiểu những việc làm của bố từ trước đến nay. Con chỉ mong sau này mỗi khi đi xa trở về, bố lại chữa những bài tập về cuộc sống hết sức phong phú này cho con.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong dự án, em đã đọc, tìm hiểu cuốn sách mà mình yêu thích. Hình dung mình không chỉ là độc giả mà còn có thể là một nhà phê bình, nghiên cứu để viết lời giới
thiệu sách theo cách mà em cho là có thể tạo ấn tượng, thu hút nhất với độc giả.
Câu 2:
Tôi” trong bài viết này là ai và được xác định trong vai trò gì? Theo em, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với việc tìm hiểu về quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn?
Câu 3:
Bài viết cho biết điều gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Cửa biển? Hoàn cảnh đó có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài và tái hiện đời sống trong tác phẩm?
Câu 4:
Qua lời giới thiệu về cuốn sách Du kí xanh – Hành trình cứu biển, nhà báo Trương Anh Ngọc đã bộc lộ quan điểm, thái độ như thế nào đối với vấn đề mà cuốn sách đặt ra?
Câu 5:
LỜI GIỚI THIỆ
(1) Tôi đã từng đọc nhiều tác phẩm du kí trong nước và nước ngoài kẻ về những hành trình khác nhau trên thế giới. Con người, lịch sử, xã hội và văn hoá hiện lên một cách sinh động qua từng trang sách, câu chữ của các tác giả. Nhưng tôi chưa từng đọc một cuốn sách du kí nào kể lại một hành trình đặc biệt như của Lekima Hùng, với các cung đường rác từ Bắc tới Nam. Đó không phải là hành trình như bản thân tôi đã từng đi trên các nẻo đường thế giới, tim hiểu về văn hóa và con người trên các điểm đến, thưởng thức văn hoá và những trải nghiệm vui buồn. Đó là một hành trình hoàn toàn khác, đau đầu, buồn nhiều hơn vui và mỗi chặng đường đi qua là những khám phá về mức độ ô nhiễm mà chính chúng ta đã gây ra cho những bờ biển, vùng đất, tác động trực tiếp và lâu dài lên chính cuộc sống của mình.
(2) Có người mà Lekima Hùng gặp và nói chuyện hiểu được điều gì đang xảy ra. Nhưng nhiều người thì không, chặc lưỡi không quan tâm. Qua từng trang sách, bức tranh ô nhiễm càng hiện ra một cách rõ ràng, nhức nhối và đau đớn [...] theo suốt chiều dài đất nước. Cuốn sách do đó đánh động cho chúng ta rằng, hiểm hoạ môi sinh không ở đâu xa xôi cả, không ở một nơi nào đó chỉ được tiếp cận qua ti vi hay in-tơ-nét, mà đang ở ngay bên chúng ta rồi.
(3) Lekima Hùng đi và chụp. Thực ra anh không phải nhà văn, cũng không phải là một người lữ hành. Do đó, cuốn sách được viết một cách chân thực nhất, không lãng mạn mà giản dị, nhưng rất sinh động. Anh là một nhiếp ảnh gia và với chủ đề thực hiện, anh là một người cầm máy rất khác với nhiều người chụp ảnh chỉ thường chú ý đến các yếu tố đơn thuần về thẩm mĩ và hay ca ngợi cái đẹp tôi đã quen. Lekima Hùng chụp rác thải nhiều, và anh còn có biệt danh là “Hùng rác. Chụp về môi trường không chỉ là một thể loại mang tính “xanh, đó còn là một tuyên ngôn của nhiều người có lương tri và trái tim trên thế giới.
(4) Cuốn sách này chỉ đơn giản là ghi lại một phần những gì đáng chú ý nhé. trong những hành trình đi chụp của Hùng trong những năm qua và đọc nó đã nhức nhối rồi. Nó không chỉ là phản ánh, mà còn thúc đẩy những hành động cho c cộng đồng. “Du kí xanh” là để bảo vệ và nhân lên những màu xanh, trước tiên ở tron chính suy nghĩ và sau đó là hành động của tất cả mọi người. Tôi có thể làm và sẽ làm. Còn bạn?
Trong đoạn (1) của lời giới thiệu, người viết đã nhấn mạnh điều gì về cuốn sách của tác giả Lekima Hùng? Theo em, cách mở đầu như vậy có gì tương đồng và khác biệt so với những lời giới thiệu sách khác?
Câu 6:
Tên cuốn sách được nêu ở đoạn nào trong lời giới thiệu? Theo em, điều này có gì đặc biệt và có tác động như thế nào tới người đọc?
Câu 7:
Nội dung chính của cuốn sách được nêu bật trong đoạn nào của lời giới thiệu Vấn đề được đề cập trong cuốn sách có tầm quan trọng và ảnh hưởng như thế nào?
về câu hỏi!