Câu hỏi:
12/07/2024 168N và M chơi thân với nhau suốt 3 năm học ở trường trung học phổ thông. Hai bạn cùng đăng kí thi vào ngành Quản trị kinh doanh của một trường đại học ở Hà Nội. Kết quả, N đủ điểm nên đã trúng tuyển, còn M thiếu 2 điểm nên không trúng tuyển vào đại học. M nói với N: Cậu thì đậu đại học còn tớ thì trượt. Vậy là chúng mình không bình đẳng với nhau đâu nhé. N giải thích: Cậu hiểu sai rồi! Chúng mình cùng được đi đăng kí dự thi vào ngành Quản trị kinh doanh, vậy là chúng mình bình đẳng với nhau rồi còn gì nữa!
Theo em, trong trường hợp này M và N có bình đẳng với nhau không? Vì sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Mặc dù M được vào đại học, còn N thì không, nhưng giữa M và N vẫn bình đẳng với nhau về quyền. Hai bạn bình đẳng với nhau về cơ hội học tập, thể hiện quyền học tập, bình đẳng trong việc đăng kí dự thi vào đại học mà không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, khả năng sử dụng quyền đến đâu lại phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Trong trường hợp này, M đã sử dụng tốt quyền học tập, dự thi và trúng tuyển vào đại học, còn N thì không được vào đại học do chưa sử dụng tốt quyền của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là
A. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.
C. mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như nhau.
D. mọi công dân đều có nghĩa vụ nộp thuế như nhau.
Câu 2:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là gì?
A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 3:
Bất kì công dân nào cũng đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ học tập.
C. Bình đẳng về quyền học tập.
D. Bình đẳng về quyền công dân.
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân?
A. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử và ứng cử.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ làm từ thiện.
D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ học tập.
Câu 5:
Anh An và chị Bình cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh, thành lập công ty tư nhân. Anh An đăng kí thành lập công ty sản suất nước ngọt, còn chị Bình đăng kí thành lập công ty may quần áo bảo hộ lao động. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh An và chị Bình trong thời hạn quy định.
Trong trường hợp này, việc cơ quan đăng kí cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho anh An và chị Bình có thể hiện quyền bình đẳng của công dân hay không? Vì sao?
Câu 6:
Trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Q về bảo vệ môi trường, thanh tra môi trường phát hiện hai công ty chế biến thực phẩm T và H đều không lắp đặt hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, thanh tra môi trường chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty H, không xử phạt công ty T.
Theo em, trong trường hợp này, thanh tra môi trường chỉ xử phạt công ty H mà không xử phạt công ty T là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 7:
Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tự do kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng
A. trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh.
B. về điều kiện sản xuất kinh doanh.
C. về quyền và nghĩa vụ kinh doanh.
D. về hoạt động sản xuất kinh doanh.
về câu hỏi!