Câu hỏi:
21/07/2023 252C và D là bạn thân của nhau. C đang học đại học nên được tạm hoãn gọi nhập ngũ, còn D không đủ điểm vào đại học, đi làm công nhân công ty sản xuất giày da nên không thuộc diện tạm hoãn nhập ngũ. D nhập ngũ phục vụ quân đội trong thời hạn 2 năm. D nói với C: Cậu vào đại học, còn mình phục vụ quân đội, nên mình và cậu không bình đẳng về nghĩa vụ với nhau đâu nhé.
Theo em, D nói như vậy có đúng không? Em có thể giải thích thế nào cho D hiểu về trường hợp này?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Điểm G khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khoá đào tạo của một trình độ đào tạo.
- Trong trường hợp này, C đang học đại học, thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, còn D không thuộc diện này nên vào nhập phục vụ quân đội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là
A. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.
C. mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như nhau.
D. mọi công dân đều có nghĩa vụ nộp thuế như nhau.
Câu 2:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là gì?
A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 3:
Bất kì công dân nào cũng đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ học tập.
C. Bình đẳng về quyền học tập.
D. Bình đẳng về quyền công dân.
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân?
A. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử và ứng cử.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ làm từ thiện.
D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ học tập.
Câu 5:
Anh An và chị Bình cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh, thành lập công ty tư nhân. Anh An đăng kí thành lập công ty sản suất nước ngọt, còn chị Bình đăng kí thành lập công ty may quần áo bảo hộ lao động. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh An và chị Bình trong thời hạn quy định.
Trong trường hợp này, việc cơ quan đăng kí cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho anh An và chị Bình có thể hiện quyền bình đẳng của công dân hay không? Vì sao?
Câu 6:
Trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Q về bảo vệ môi trường, thanh tra môi trường phát hiện hai công ty chế biến thực phẩm T và H đều không lắp đặt hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, thanh tra môi trường chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty H, không xử phạt công ty T.
Theo em, trong trường hợp này, thanh tra môi trường chỉ xử phạt công ty H mà không xử phạt công ty T là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 7:
Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tự do kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng
A. trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh.
B. về điều kiện sản xuất kinh doanh.
C. về quyền và nghĩa vụ kinh doanh.
D. về hoạt động sản xuất kinh doanh.
về câu hỏi!