Câu hỏi:

21/07/2023 534

Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1: Bạn T thắc mắc: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, có nghĩa là ai cũng được bình đẳng về quyền học tập. Tại sao Nhà nước lại thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số và có chính sách miễn, Giảm học phí, cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú? Không biết việc làm này nhằm mục đích gì, có trái với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân không?

a) Em nhận xét như thế nào về thắc mắc của bạn T trong tình huống trên?

b) Em hãy sử dụng những quy định của pháp luật về bình đẳng giữa các dân tộc để giải thích cho T hiểu.

Tình huống 2: Chị M từ nhỏ đã theo một tôn giáo cùng với cả gia đình. Khi tròn 22 tuổi, chị M tìm hiểu và thấy một tôn giáo khác có giáo lí và lễ nghi rất phù hợp với mình nên chị muốn chuyển sang theo tôn giáo này. Bố mẹ chị M không ngăn cản chị nhưng băn khoăn, lo lắng gia đình sẽ bị phân biệt, đối xử, kì thị khi có người theo tôn giáo khác.

a) Theo em, chị M có quyền chuyển sang theo tôn giáo mới không? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về vấn đề này?

b) Em nhận xét như thế nào về băn khoăn, lo lắng của bố mẹ chị M? Nếu là người thân trong gia đình chị M, em hãy vận dụng hiểu biết của mình về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo để giúp họ.

Tình huống 3: Khi thấy bạn A và B thường có lời nói, hành vi thể hiện sự kì thị, chê bai phong tục, tập quán của một số dân tộc khác, S đã nhắc nhở hai bạn. Bực mình vì bị can thiệp nên A đã đăng tải lên trang cá nhân một số thông tin không đúng về S khiến S bị một số bạn bè hiểu lầm, xa lánh.

Em hãy nhận xét hành vi của các bạn trong tình huống trên. Nếu là bạn của A, B, S, em sẽ khuyên các bạn như thế nào? Giải thích vì sao.

Tình huống 4: Trong cuộc họp của khu dân cư, chị D phản ánh việc anh Q lôi kéo người dân trong khu đi theo một tôn giáo mới, người theo tôn giáo này sẽ không thờ cúng tổ tiên, nửa ngày đi làm, nửa ngày phải ở nhà nghe giảng đạo. Sau khi nghe chị D phản ánh, ông B (trưởng khu) tuyên bố rằng mọi người có quyền bình đẳng về tôn giáo, việc anh Q đang làm là thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Em suy nghĩ như thế nào về tuyên bố của ông B? Nếu em được tham gia cuộc họp đó, em sẽ phát biểu như thế nào?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Xử lí tình huống 1:

- Yêu cầu a) Thắc mắc của bạn T trong tình huống trên cho thất: bạn T đã quan tâm tìm hiểu việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

- Yêu cầu b) Giải thích: Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em. => Do đó, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

♦ Xử lí tình huống 2:

- Yêu cầu a)

+ Chị M có quyền chuyển sang theo tôn giáo mới

+ Pháp luật Việt Nam quy định: mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo bất kì một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Yêu cầu b)

+ Băn khoăn, lo lắng của bố mẹ chị M là chính đáng, xuất phát từ tình yêu thương dành cho con cái. Tuy nhiên, những băn khoăn này cũng phần nào thể hiện bố mẹ chị M chưa có sự tìm hiểu kĩ lưỡng quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

+ ếu là người thân trong gia đình chị M, em sẽ khuyên bố mẹ chị M không nên lo lắng, vì theo quy định của pháp luật: không một ai bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.

♦ Xử lí tình huống 3:

- Nhận xét:

+ Hành vi của hai bạn A và B đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

+ Hành vi của bạn S đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Em sẽ khuyên hai bạn A và B: chấm dứt các hành động và lời nói mang tính kì thị, chê bai phong tục, tập quán của một số dân tộc khác. Vì: theo quy định của pháp luật: các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng

♦ Xử lí tình huống 4:

- Tuyên bố của ông B là không đúng, cho thấy ông B chưa tìm hiểu kĩ các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

- Nếu được tham gia cuộc họp đó, em sẽ: đồng tình với ý kiến của chị D, yêu cầu anh Q chấm dứt hành vi lôi kéo người dân trong khu phố tham gia tôn giáo mới, vì: hành vi mua chuộc, lôi kéo người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo là hành vi vi phạm pháp luật (khoản 2 Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy nêu ít nhất 5 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và lấy ví dụ tương ứng với các quy định đó theo gợi ý sau:

Quy định của pháp luật

Ví dụ

 

 

 

 

Xem đáp án » 21/07/2023 1,986

Câu 2:

e) Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số.

B. Dân tộc đa số giúp đỡ các dân tộc thiểu số.

C. Dân tộc đa số tôn trọng các dân tộc thiểu số.

D. Dân tộc đa số đoàn kết với các dân tộc thiểu số.

Xem đáp án » 21/07/2023 1,381

Câu 3:

b) Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?

A. Các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm.

B. Các dân tộc được tham gia vào bộ máy nhà nước.

C. Các dân tộc được sử dụng ngôn ngữ của mình.

D. Các dân tộc có cơ hội lựa chọn hình thức học tập

Xem đáp án » 21/07/2023 985

Câu 4:

Em hãy nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và lấy ví dụ tương ứng với mỗi lĩnh vực theo gợi ý sau:

Lĩnh vực

Quy định của pháp luật

Ví dụ

Chính trị

?

?

Kinh tế

?

?

Văn hoá

?

?

Giáo dục

?

?

Xem đáp án » 21/07/2023 637

Câu 5:

b) Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Giảm xung đột và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

B. Tạo ra sự đoàn kết và hỗ trợ giữa các tôn giáo

C. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của mọi người.

D. Tạo sự phát triển đồng đều cho tất cả mọi người.

Xem đáp án » 21/07/2023 635

Câu 6:

c) Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá được hiểu là các dân tộc đều có

A. nghĩa vụ dùng chung một ngôn ngữ.

B. quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.

C. chung lãnh thổ, điều kiện phát triển.

D. chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.

Xem đáp án » 21/07/2023 626

Câu 7:

Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:

a) Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Các tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo mới có quyền tự do tín ngưỡng.

B. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

C. Việc giới hạn quyền tự do tín ngưỡng của các tôn giáo có số lượng tín đồ ít.

D. Chỉ áp dụng quyền tự do tín ngưỡng cho các tôn giáo có sự ủng hộ của Nhà nước.

Xem đáp án » 21/07/2023 613

Bình luận


Bình luận
tailieugiaovien.com.vn

ĐỀ THI LIÊN QUAN

Xem thêm »
tuyen-dung-giao-vien-1900