Câu hỏi:
13/07/2024 1,853Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy,
a)
Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng
Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại
Chim nhạn dưới thấp bay quanh như anh quay đi, anh quay đi
b)
Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng
Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!
c)
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hoá (chim chích ... gọi anh...; chim nhạn ... nhủ anh...), lặp cấu trúc (anh quay lại; anh quay đi). Việc sử dụng phép nhân hoá và lặp cấu trúc làm cho câu thơ tăng thêm tính biểu cảm và giàu tính hình tượng khi miêu tả nhân vật trữ tình.
b) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Đừng bỏ X giữa Y”. Cách lặp lại này có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm, thể hiện tình cảm tha thiết của người yêu.
c) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Không lấy được nhau mùa X, ta sẽ lấy nhau khi Y”. Cách lặp lại này vừa có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm vừa thể hiện tình cảm tha thiết, thề hẹn của người yêu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư.
Câu 2:
Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a)
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
(Nguyễn Đinh Thi)
b) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
(Vũ Bằng)
c)
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
(Trương Quốc Khánh)
d) Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài.
(Nguyễn Huy Tưởng)
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
Câu 4:
Những cử chỉ, hành động nào của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tự
Câu 5:
So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyền Kiều:
Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là.
(Bích Câu kì ngộ)
Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây
Sầu đông càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều)
Câu 6:
Truyện Bích Câu kì ngộ thuộc loại truyện thơ nào?
A. Truyện thơ Nôm bình dân
B. Truyện thơ Nôm bác học
C. Truyện thơ dân gian
D. Truyện thơ hiện đại
về câu hỏi!