Câu hỏi:
13/07/2024 3,022Thuý Kiều đã thuyết phục Thuý Vân như thế nào khi “trao duyên” để Thuy Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Khi thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, Thuý Kiều vừa ràng buộc Thuý Vân bằng tình chị em, vừa khẩn cầu Vân giúp minh. Thuý Kiều ràng buộc Thuý Vân bằng “tình máu mủ” vì trong cơn gia biến “sóng gió bất kì”, Vân phải có trách nhiệm của một thành viên trong gia đình. Hơn nữa, Kiều không thể cùng một lúc làm tròn bổn phận cả bên tình và bên hiếu.
Kiều khẩn cầu Vẫn giúp mình vì nàng hiểu hoàn cảnh khó xử của cô em gái khi phải thay chị lấy người mà chị từng yêu say đắm, thiết tha. Sự khẩn cầu của Kiều thể hiện qua cả lời nói và hành động: “Cậy em em có chịu lời / Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Trong bao nhiêu từ diễn đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,... Kiều đã dùng từ “cậy”. Phải chăng chỉ từ “cậy” mới hàm chứa cả hai ý nhờ và tin: chị nhờ em và tin tưởng em sẽ giúp? Trong khi các từ nhờ, mượn, phiền,... chỉ mang ý nhờ vả mà không bao hàm ý tin tưởng vào sự nhờ vả. Tại sao là “chịu lời” mà không phải là “nhận lời”? Tại sao “chịu lời” trước rồi mới “thưa” sau? Nếu Kiều “thưa” trước, trình bày sự việc trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói “nhận lời” nghĩa là người được nhờ đã biết sự việc, đã có ý kiến của người nhận, có sự tự nguyện của người nhận. Do vậy, phải là “chịu lời” vì đây là việc Kiều chủ động nài ép Vân, đưa Vân vào hoàn cảnh không nhận không được. Là chị của Vân nhưng Kiều dùng những từ ngữ thể hiện minh là người ở dưới đang nhờ vả: ngồi lên, lạy, thưa. Điều này càng làm cho Thuý Vân khó bề thoái thác.
Vừa rằng buộc, vừa thuyết phục, ràng buộc nhưng vẫn khẩn cầu, Thuý Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.
Câu 3:
Có ý kiến cho rằng với đoạn trích Trao duyên dù tình yêu Kim – Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu của con người không mất. Hãy ghi lại những suy nghĩ của em về ý kiến này.
Câu 4:
Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên?
Câu 6:
Đâu là chủ đề chính của đoạn trích Trao duyên?
A. Bi kịch của lòng hiếu thảo
B. Bi kịch tình chị em
C. Bi kịch tình yêu tan vỡ
D. Bi kịch bị ám ảnh bởi cái chết
về câu hỏi!