Soạn văn 11 Cánh diều Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có đáp án

8 người thi tuần này 4.6 324 lượt thi 6 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 6:

Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lí (lô gích) và câu văn có hình ảnh trong văn nghị luận.

a) Cách thức

Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy khái niệm, của suy lí (lô gích), giàu sức thuyết phục. Tuy nhiên, văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng hình ảnh, từ ngữ có sức biểu cảm cao. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục lô gích, vừa giàu hình ảnh. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu.

So sánh hai cách viết có cùng một ý sau đây:

Câu văn suy lí (lô gích)

Câu văn có hình ảnh

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ độc đáo. Ông xuất hiện và ra đi rất bất ngờ, nhưng đã để lại một dấu ấn không thể nào quên đối với nền thơ ca dân tộc.

Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình.

(Chế Lan Viên, Tựa “Tuyển tập Hàn Mặc Tử”)

Bài thơ Sông Lấp có một vị trí quan trọng trong thơ Tú Xương. Đó là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp thơ Nôm của ông. Nói đến thơ Tú Xương, mà không dẫn, không trích Sông Lấp là một thiếu sót lớn.

Nếu chúng ta liệt Tú Xương vào loại đỉnh thơ Nôm, thì Sông Lấp chính là bóng cây hiên ngang trên sườn non đó vậy. Dẫn thơ Tú Xương mà vô tình hoặc cố ý đánh rớt bài Sông Lấp, tức là bước lên lầu tháp mở cửa từng này, từng kia mà quên đi mất cái chuông trên vọng lâu vậy.

(Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương)

b) Bài tập

Chọn một ý của đề bài trong mục 2. “Thực hành”; từ đó, viết hai đoạn văn:

- Diễn đạt bằng các câu văn suy lí (lô gích).

- Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh.


4.6

65 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%