Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Tấm lòng người mẹ (Trích Những người khốn khổ) Huy - gô có đáp án

210 lượt thi 16 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 6:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Giăng Van-giăng

Giăng Van-giăng (Jean Valjean) sinh ra ở một gia đình nông dân nghèo xứ Ban (Brie). Lúc nhỏ, anh ta chẳng được học hành gì. Lớn lên, anh làm nghề xén cây ở Pha-vơ-rôn (Faverolles). Mẹ anh là bà Gian Ma-chi-ơ (Jeanne Mathieu), cha là ông Giăng Van-giăng hoặc là Vo-la Giảng (Voilà Jean), có lẽ do chung quanh gọi đùa là Vo-la Giăng mà thành tên ấy.

Giăng Van-giăng tính hay tư lự mà không buồn: Chỉ những người giàu tình cảm mới như thế. Nói đúng ra, nhìn bề ngoài thì thấy anh ta cũng là đủ và chẳng có gì xuất sắc.

Cha mẹ anh mất từ hồi anh còn nhỏ dại. Mẹ anh chết vì một cơn sốt xuống sữa mà không biết cách thuốc thang. Cha anh trước cũng làm nghề xén cây, sảy chân nên thiệt mạng. Van-giăng chỉ còn một người chị goá chồng, trên tay bảy đứa con dại, vừa trai vừa gái.

Bà chị ấy đã nuôi Giăng và lúc sinh thời ông anh rể, Giăng vẫn ăn ở trong nhà chị. Lúc anh rể chết, lũ con, đứa lớn nhất mới lên tám, đứa út mới đầy năm. Giăng năm ấy vừa đúng hai mươi lăm tuổi. Thế là Giăng thay anh rể đi làm giúp chị nuôi các cháu. Rất là giản dị: Anh coi đó là một bổn phận phải làm, nhưng vẫn cầu nhàu vì bản tính. Cả thời trai trẻ, anh làm quần quật suốt ngày mới tìm nổi cái ăn nên chẳng nghe nói anh ta có nhân tình nhân ngãi gì, vì thời giờ đâu mà nghĩ đến chuyện yêu đương. Tối đến, đi làm về mệt nhoài, anh lẳng lặng ngồi ăn xúp. Bà chị thỉnh thoảng lại chọn những miếng ngon trong đĩa anh, miếng thịt, lát mỡ, cái nõn cải, lấy đút cho con. Còn anh, anh để tóc xoã cả ra quanh đĩa, che kín cả mặt, cứ cắm đầu ngồi ăn, mặc kệ, làm như không thấy gì.

Ở Pha-vơ-rôn, gần nhà Van-giăng, phía bên kia đường đi, có nhà chị tá điền Ma-ri Cơ-lốt (Marie Claude). Lũ trẻ nhà Van-giăng ngày nào cũng ăn đói. Đôi khi, chúng chạy sang nhà chị ta, nói dối là mẹ sai sang vay ít sữa rồi đem nhau lại chỗ sau hàng rào hoặc ở đầu ngõ, tranh giằng nhau húp vội húp vàng làm sữa đổ cả ra quần áo. Bà Van-giăng mà biết được thói vụng trộm ấy thì mỗi đứa cũng được trận đòn. Giăng có nóng nảy, cau có, nhưng lại giấu chị, đến trả chỗ tiền sữa cho chị Ma-ri Cơ-lốt và như thế là các cháu khỏi phải đòn.

Về mùa xén cây, anh kiếm được mỗi ngày hai mươi bốn xu. Hết mùa, anh ra đi gặt thuê, làm mướn, chăn bỏ, khuân vác, gặp việc gì làm được thi làm. Phần bà chị cũng cố gắng làm lụng, nhưng một nách bảy đứa con đại thi làm được mấy nên Cảnh nhà thật thiểu não, quanh năm túng thiếu và mỗi ngày một nghèo ngặt them.

Một năm, trời làm rét quá, Giăng không có việc làm. Trong nhà không có lấy một mẩu bánh. Đúng y như thế. Không một mẫu bánh mà những bảy đứa trẻ thay.

Một buổi tối Chủ nhật, trong nhà lão Mô-be Y-da-bộ (Maubert Isabeau) chủ hàng bánh mì trước nhà thờ Pha-vơ-rôn đã dọn dẹp sắp đi ngủ. Chợt thấy có tiếng đập mạnh ở chỗ mặt ngoài cửa hàng có chăng lưới thép và lắp kính. Lão chạy ra và kịp thấy một cánh tay thò qua chỗ kính vỡ và dây thép đứt, đang vơ lấy một chiếc bánh và lôi ra ngoài. Lão vội chạy ra, tên ăn trộm sải chân chạy trốn; lão đuổi theo và tóm được. Tên trộm đã vứt bánh đi nhưng cánh tay có máu me đầm địa. Thi ra chính là Giăng Van-giăng.

Việc ấy xảy ra năm 1795. Giăng bị đưa ra toà truy tố về tội “ăn trộm ban đêm có phá cửa trong một nhà có người ở”. Anh lại có một khẩu súng săn và bắn rất giỏi, thỉnh thoảng vẫn đi bắn trộm chim chóc trong rừng. Điều ấy làm hại anh thêm. Đối với kẻ đi săn trộm chim muông, người ta vẫn có thành kiến là đúng, vì kẻ đi săn trộm cũng như người buôn lậu thì không xa bọn kẻ cướp là mấy. Có điều nhân tiện cũng nên nói rằng giữa hạng người này và bọn giết người cướp của đáng ghê tởm ở thành thị vẫn khác nhau một trời một vực. Kẻ săn trộm chim sống trong rừng, tay buôn hàng lậu sống ở trên núi hoặc dưới biển. Thành thị làm cho con người thổi tha, do đó, trở nên độc ác. Còn núi rừng, biển cả thì có tạo ra những con người man rợ, có phát triển phần hung dữ, nhưng không thủ tiêu phần nhân tính họ. Toà án tuyên bố Giăng Van-giăng có tội. Luật lệ đã rành rành ra đấy, không có cách gì khác. Trong xã hội văn minh của chúng ta có những giờ phút đáng sợ, là những lúc luật pháp tuyên án đầy người ta vào một cuộc trầm luân. Còn gì thê thảm bằng cái phút giây mà xã hội lánh xa và dứt khoát vứt bỏ một con người biết suy nghĩ! Giăng Van-giăng bị kết án năm năm khổ sai.

Ngày 22 tháng 4 năm 1796, người ta loan báo khắp Pa-ri tin chiến thắng Mông-tơ-nốt (Montenotte) của đạo quân đánh ở Ý. Thông điệp của Hội đồng Đốc chính gửi cho Viện Ngũ Bách" ngày 2 tháng hoa nở2 năm Cộng hoà thứ tư, gọi người tổng chỉ huy đạo quân ấy là Buy-ô-na-pác (Buonaparte).

Cùng ngày ấy, ở nhà ngục Bi-xết (Bicêtre), người ta đã xích trong một dây xích tù thật lớn, Giăng Van-giăng bị khoá vào dây xích đó. Một người lính canh ngục cũ, năm nay đã gần chín mươi tuổi, còn nhớ như in con người đáng thương ấy bị cảm vào cuối dây người thứ tư ở góc phía bắc sân nhà ngục. Anh ta ngồi bệt xuống đất như mọi người khác. Chừng như anh ta cũng không hiểu tình cánh mình ra làm sao nữa, chỉ biết là kinh khủng quá. Trong ý nghĩ lờ mờ của con người ù ù cạc cạc với tất cả mọi việc như anh, có lẽ anh cũng mang máng thấy rằng trong việc đó có cái gì quá đáng.

Trong khi người ta quai mạnh búa để tán chiếc định trên cái gông cổ phía sau gáy, anh khóc lên, nghẹn ngào không nói nên lời, chốc chốc mới thốt được một câu: “Tôi làm nghề xén cây ở Pha-vơ-rôn.”. Rồi anh vừa nức nở và giơ tay lên, hạ xuống bảy lần, mỗi lần mỗi hạ thấp hơn, trông như anh đang lần lượt sờ đầu bảy đứa trẻ lớn nhỏ khác nhau. Trông cử chỉ ấy, người ta đoán biết anh đã làm điều phi pháp gì đó cũng là vì miếng cơm manh áo của bảy đứa bé con.

Anh bị giải đi Tu-lông (Toulon). Hai mươi bảy ngày ròng rã trên một chiếc bò, xiềng xích luôn mang trên cổ. Đến Tu-lông, anh thay áo tù khổ sai. Cả quãng đời của anh trước đây đều bị xoá mờ, xoá mờ cả tên tuổi; anh không còn là Giăng Van-giăng nữa, anh là con số 24 601. Còn bà chị anh rồi ra sao? Bảy đứa bé rồi sao? Ai là người chăm lo cho cái gia đình ấy? Cái cây non đã cưa mất gốc, nắm lá sẽ thế nào?

Thì ra chuyện đời vẫn cứ thế. Những con người đáng thương ấy, những sinh linh của Chúa ấy, từ đây không nơi nương tựa, không kẻ dìu dắt, không chỗ trú chân, lang thang trôi dạt, rồi biết đâu sẽ không mỗi người mỗi ngả, dần dần vào cái đám sương mù lạnh lẽo đã chìm đắm bao nhiêu kiếp người cô đơn, cái cõi tối tăm thê lương đã làm mất bóng bao nhiêu cuộc đời bất hạnh trong bước đường âm u của nhân loại! Họ bỏ làng ra đi. Cái gác chuông ở nơi gọi là làng quê cũ quên họ đi. Cái bờ ruộng ở nơi gọi là cánh đồng làng quên họ đi. Sau vài ba năm trong tù, ngay cả Giăng Van-giăng cũng quên nốt họ đi. Vết thương trong lòng anh đã thành sẹo. Thế là hết. Trong cả thời gian ở Tu-lông, chỉ có mỗi một lần anh được nghe tin tức bà chị. Hình như là vào khoảng cuối năm thứ tư sau khi anh vào tù. Cũng không rõ tin tức ấy đã đưa đến bằng cách nào. Chỉ biết có người trước kia có quen anh ở quê nhà một lần có gặp bà chị. Bà ở Pa-ri, trong một xóm nghèo gần nhà thờ Xanh Xuyn-pít (Saint Sulpice), phố Gianh-đơ-rơ (Geindre). Bà chỉ còn đem theo có mỗi một đứa con, thằng con trai út. Còn sáu đứa kia hình như chính bà cũng không biết chúng ở đâu nữa. Sáng sáng, bà đến một xưởng in ở phố Xa-bô (Sabot), nhà số 3, làm việc gấp giấy và đóng sách. Mùa đông, trời chưa sáng, sáu giờ đã phải có mặt. Trong xưởng có một trường học. Đứa bé lên bảy, bà đem theo gửi học ở đấy. Có điệu, sáu giờ bà đã vào xưởng mà đến bảy giờ trường mới mở cửa, nên thắng bé phải chờ ngoài sân ngót giờ đồng hồ, phải, ngót giờ đồng hồ ngoài trời mùa đông trong lúc còn tối mịt. Người ta không muốn cho nó vào xưởng, bảo là làm vướng bận công việc. Thợ thuyền sáng sớm qua đó, thấy thằng bé ngồi xổm ngoài hè, ngủ gà ngủ gật, có khi thiếp đi trong xó tối, gập người trên chiếc giỏ mây. Gặp hôm trời mưa, bà cụ gác cổng thương hại, nhặt nó vào trong túp lều của bà. Trong lều độc có một cái phản, cái guồng quay sợi và hai cái ghế gỗ. Thằng bé ngủ lăn ra ở một xó nhà tay ôm con mèo cho đỡ rét. Đến bảy giờ, trường mở cửa, nó mới vào học.

Người ta nói với anh có bấy nhiêu. Nhưng lúc anh nghe mấy lời ấy, thì dường như trong phút giây, trong chớp mắt, có cánh cửa sổ nào bỗng dưng đã mở toang cho anh nhìn thoáng thấy cuộc đời của mấy người thân yêu, rồi sau đó lại khép lại. tối tăm, mù mịt. Từ đó, anh chẳng còn nghe tin tức gì về những người thân yêu ấy nữa. Mà cũng chẳng bao giờ anh thấy lại họ, chẳng bao giờ anh còn gặp họ. Ở những đoạn tiếp theo của câu chuyện thương tâm này, ta cũng không còn tìm thấy họ nữa.

Vào khoảng cuối cái năm thứ tư ấy thì đến lượt Giăng Van-giăng vượt ngục Ở chốn lao tù sầu thảm này, bọn đồng cảnh vẫn thường giúp đỡ nhau việc đó. Anh trốn ra được và lang thang hai ngày ngoài cánh đồng. Nếu tự do nghĩa là sau lưng thon thót, thấy cái gì cũng sợ, từ mái nhà toả khói, người đi qua đường, tiếng cho có người truy nã, lúc nào cũng phải ngoái cổ nhìn lại, hơi có tiếng động là giật mình sủa, tiếng ngựa phi, tiếng chuông đồng hồ, đến ban ngày vì ban ngày người ta nom rõ, ban đêm vì ban đêm không trông thấy gì, đên con đường lớn, cái lối mòn, đến bụi cây, giấc ngủ, cũng đều sợ tuổt thì hai ngày ấy, anh ta được tự do. Đến tối ngày thứ hai thì anh ta bị bắt lại, sau ba mươi sáu tiếng đồng hồ chẳng ăn chẳng ngủ Sau đó, toà án thuỷ quân phạt thêm ba năm khổ sai. Năm thứ sáu lại đến lượt được vượt ngục; anh nằm ngay cơ hội nhưng trốn không trót lọt. Điểm danh thấy thiều, người ta bản phát súng đại bác báo hiệu và đến đêm thì lính tuần tìm được trốn dưới chiếc vỏ tàu đang đóng dở. Lúc bị bắt, anh chống cự lại với lính coi ngục Thế là cái tội vừa vượt ngục vừa kháng cự kẻ thừa hành ấy, theo hình luật đặc biệt. phải xử giam thêm năm năm nữa, trong đó có hai năm phải đeo xiềng đội. Cộng là mười ba năm. Đến năm thứ mười lại đến lượt anh trốn nữa và anh cũng không lỡ cơ hội. Nhưng lần này cũng không may gì hơn. Lại ba năm nữa, thành mười sáu năm. Sau cùng hình như đến năm thứ mười ba, anh lại thử một lần chót nữa nhưn chỉ ra ngoài được bốn tiếng đồng hồ thì bị bắt lại. Ba năm nữa với bốn tiếng đồng hồ ấy. Cả thảy mười chín năm. Anh vào tù từ năm 1796 mà mãi đến tháng Mười năm 1815, anh mới được thả ra. Như thế chỉ vì anh đập một miếng kính và lấy một cái bánh mì.

Đến đây cần mở một dấu ngoặc. Trong khi xét về hinh luật và việc luật pháp đầy đoạ con người, lần thứ hai tác giả lại gặp một vụ trộm bánh mì xuất phát điểm của một kiếp trầm luân. Cơ-lốt Gơ (Claude Gueux) đã lấy trộm một chiếc bánh. Giảng Van-giăng cũng lấy trộm một chiếc bánh. Một thống kê tại Anh cho biết trong năm vụ trộm, có bốn vụ trực tiếp do đói mà ra.

Lúc vào tù, Giăng Van-giăng run sợ, khóc lóc, đến khi ra, anh thành người thân nhiên, trợ như đá. Lúc vào, lòng anh tuyệt vọng, nay ra, lòng anh đen tối. Cái gì đã xảy ra trong tâm hồn anh?

(V. Huy-gô, Những người khốn khổ, NXB Văn học, Hà Nội, 1999)

a) Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng là gì?

b) Tìm và phân tích các chi tiết nói về không gian, thời gian. Những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

c) Nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích là người như thế nào? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn. Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng như thế nào qua nhân vật này?

d) Đoạn trích được trần thuật theo điểm nhìn nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy là gì?

e) Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hoá Pháp thời bấy giờ


Câu 8:

Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Chi Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

– Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

– Tao đã bảo tao không đòi tiền.

– Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc:

– Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

– Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là... cải này! Biết không!...

 (Nam Cao)

b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

– Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

– Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiếng tiếc.

(Nguyễn Tuân)


Câu 11:

Dưới đây là bài viết triển khai cho đề bài: Từ hình ảnh đồng tiền trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy bàn về đồng tiền trong cuộc sống hiện nay. Em hãy đọc bài viết ở cột bên trái và thực hiện các yêu cầu nêu ở cột bên phải:

(1) Nguyễn Du là tác gia lớn của nền văn học dân tộc. Và Truyện Kiểu là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Có thể nói nó đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật dưới ngòi bút của một nghệ sĩ thiên tài. Bên cạnh những thành công trong xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng, Nguyễn Du đã phản ánh một cách chân thực và sống động thế lực đồng tiền bẩn thỉu, làm điêu đứng, đảo lộn cả xã hội như một cách lí giải cho những tồn tại trong xã hội xưa.

Câu nào trong phần (1) nêu vấn đề của bài viết?

(2a) Trước hết, đồng tiền là mục đích sống, mục đích hành động của rất nhiều hạng người trong xã hội. Vì tiền, con người sẵn sàng chà đạp lên công lí, luật pháp, đạo nghĩa, thậm chí chà đạp lên cả hạnh phúc và cuộc sống của người khác.

Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

“Chẳng quá” như một lí giải lạnh lùng và quá đỗi vô tình. “Tiền” trở thành một lí do chính đáng, như là đương nhiên nó phải thế, không trái lại được. Cả xã hội chạy theo đồng tiền, đảo điên vì tiền. Đồng tiền làm mưa làm gió, đồng tiền đứng trên kỉ cương, có thể biến những con người đức hạnh như Kiều trở thành hàng hoá. Đồng tiền cũng biến con người thành ác quỷ. Xã hội đầy rẫy những quân vô loài, những kẻ tàn ác và bị đồng tiền làm cho mất hết cả nhân tính. Bọn chúng đều không có mối quan hệ gì với nhau nhưng lại tồn tại như một hệ thống những mắt xích để tạo ra một thứ thiên la địa võng, vây bủa chà đạp lên tất cả những gì thanh sạch, đức hạnh, lương thiện,... Vì vậy, tài năng, đức hạnh như Thuý Kiều dù có vùng vẫy thế nào cũng không thoát khỏi thân phận gái thanh lâu. Người anh hùng như Từ Hải thì lại bị coi là giặc cỏ. Ngược lại, ác độc, thủ đoạn như Hồ Tôn Hiến lại làm tới chức quan Tổng đốc trọng thần. Vì cái lợi của mình, vì đồng tiền, tất cả bọn lang sói vô loài không cho con người quyền sống yên ổn. Con người muốn tự do yêu đương chân chính thì giữa đường đứt gánh, gương vỡ bình tan. Cha mẹ, anh em, con cái muốn sum họp lại gặp sấm sét bất kì, tai bay vạ gió, phút chốc gây nên cảnh sinh li tử biệt.

Đem thân ngọc mình vàng an phận thủ thường thì ngọc nát vàng phai, cam phận tôi đòi thì lại “Một phen mưa gió tan tành một phen”. Mong nương nhờ cửa Phật, hứng giọt nước cảnh dương thì cửa từ bi nào giấu được cảnh trầm luân khổ ải... Tất cả khổ đau đó do ai đã gây ra? Chẳng phải do đồng tiền mà nên sao?

Hơn nữa, đóng tiền còn là phương tiện giải quyết mọi vấn đề, vướng mắc trong cuộc sống:

Có ba trăm lạng việc này mới xong

Để cứu được cha và em, gia đình Thuý Kiều phải bỏ ra ba trăm lạng để nộp cho bọn lính lệ. Như vậy, ở đây tiền giải quyết cả việc xử kiện, tiền đứng trên cán cân công lí, thay thế pháp luật. Không chỉ có thế, tiền còn là sức mạnh đảo lộn, đổi thay mọi giá trị trong cuộc sống:

Trong tay đã sẵn đồng tiền.

Mặc lòng đổi trắng thay đen khó gì?

“Trắng – đen” không phân định được, đúng sai không rõ ràng bởi đứng giữa hai thái cực ấy là thế lực đồng tiền. Tiền nghiêng về phía nào thì bên đó sẽ giành được phần thắng. Hơn thế, đồng tiền còn làm lu mờ, thậm chí cướp đi tất cả những giá trị của con người. Tài sắc, phẩm hạnh của Thuý Kiều không được coi trọng, nó chỉ đáng giá là những món hàng để người ta mặc sức trao đổi, mua bán, “Cò kè bớt một thêm hai”. Đau xót làm sao... Qua tất cả những điều đó, bản chất, bộ mặt của xã hội phong kiến đã dần dần hiện lên. Đó là xã hội phong kiến cuối thế kỉ XVIII thối nát, mục ruỗng với thể chế chính trị rối loạn, tham tàn, tầm văn hoá của con người thì thấp kém. Bởi thế, con người mới bị đồng tiền mê hoặc, quyến rũ, trở nên tha hoá, biến chất, xấu xa, nhẫn tâm và thậm chí không còn mang trái tim loài người. Cuối cùng thì vẫn là người dân yếu đuối, cô độc trong xã hội ấy gánh chịu tất cả những nỗi xót xa, thống khổ của kiếp người.

Đọc lướt phần (2a), (2b) và cho biết: Bài văn có mấy luận điểm?

 

 

 

 

 

 

Ở phần (2a), người viết nêu những lí lẽ nào? Xác định các câu lí lẽ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dẫn chứng ở phần (2a) được lấy từ đâu?

 

(2b) Nhưng không chỉ trong xã hội phong kiến. Đồng tiền trong đời sống luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Từ thời xa xưa cho đến bây giờ, đồng tiền vẫn luôn phát huy vai trò quan trọng của nó. Tiền là tài sản vật chất có giá trị ngang với các thứ tài sản vật chất khác. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, rõ ràng đồng tiền đã bộc lộ tất cả những mặt xấu xa, thối nát của nó. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nếu đồng tiền thực sự chỉ có mặt xấu xa thì sao nó có thể tồn tại đến ngày nay? Hãy tưởng tượng xem một thế giới không có đồng tiền sẽ tối tệ thế nào? Lúc ấy, khi đi ra ngoài, giả dụ bạn muốn mua một thứ gì đó, bạn phải quay trở về nhà để mang một thứ khác ra trao đổi. Mà có khi sẽ chẳng còn những dịch vụ mua bán đó nữa, con người sẽ lùi về hàng vạn năm trước sống cuộc sống tự cung, tự cấp. Khi đó mỗi người sẽ là một “lãnh chúa” trong “lãnh địa” của chính mình, không liên quan, giao thiệp với thế giới bên ngoài mình. Ngày đó biết đâu Bill Gate (Bin Ghết) sẽ tới cầu xin sự giúp đỡ của bạn!... Vậy bạn đã thấy cuộc sống cần có đồng tiền như thế nào chưa? Rõ ràng, tiền là một phương tiện có ích để thoả mãn những nhu cầu chính đáng của con người. Hơn nữa, nó còn là phép thử để bộc lộ bản chất, tầm văn hoá của con người. Trong thực tế, có những người sử dụng đồng tiền như một phương tiện để thực hiện lí tưởng, khát vọng, tạo lập sự nghiệp. Điều đó là hoàn toàn chính đáng. Song cũng có người sử dụng đồng tiền để mua chuộc, khống chế người khác, hoặc coi tiền là mục đích sống. Họ lại giống các nhân vật phản diện trong Truyện Kiều, có thể trở nên tàn bạo, hèn kém, xấu xa. Cách sử dụng đồng tiền như thế sẽ mở đầu cho một lối sống không đẹp, sống ích kỉ, sống tầm thường,... Không ít kẻ vì tiền mà bán rẻ anh em, bạn bè, cha mẹ, bán rẻ chính tâm hồn mình, lương tâm mình cho quỷ dữ. Họ sẵn sàng ra tay trộm cắp, cướp của, giết người,... Đây cũng là vấn đề nan giải của cuộc sống hiện nay.

Tuy nhiên, nếu đồng tiền đó là kết quả của mồ hôi, công sức lao động, là thành quả của những cống hiến, thì ta cần biết quý trọng, biết sử dụng đúng mức để giá trị của nó được phát huy.

Tôi đã từng nghe kể một câu chuyện. Một ông bố, khi đến cuối đời, muốn dạy cho con giá trị đích thực của đồng tiền, biết quý trọng đồng tiền chân chính tự mình làm ra, nên bắt con trai rời nhà đi làm ăn, mang tiền về. Người mẹ thương con, trong phút chia tay đã đưa cho con tiền. Thế là anh ta cầm số tiền đó đi, tiêu gần hết rồi mang số còn lại về đưa cho bố. Nhưng không ngờ ông đã thẳng tay ném số tiền đó xuống nước. Thấy thái độ thản nhiên của người con, ông đã khẳng định đó không phải là những đồng tiền do anh làm ra và đuổi anh đi. Trong lần ra đi này, anh ta lỡ tiêu hết số tiền mẹ đưa. Vì vậy, anh ta phải làm việc rất vất vả, chật vật để có tiền mang về cho bố. Nhưng lần này cũng vậy, ông bố ném ngay số tiền đó vào lửa. Không ngại nóng, bỏng, anh ta thò ngay tay vào móc số tiền đó ra.

Qua câu chuyện trên, có thể thấy rõ rằng, chỉ khi đóng tiền là do chính bàn tay ta tạo nên thì nó mới được đặt đúng vị trí và nhìn nhận đúng giá trị của nó. Mặt khác, cũng không nên vì thấy đồng tiền quý giá mà ta phải quỵ lụy, phụ thuộc và quá mê muội trước giá trị của nó. Điều đó sẽ làm ta đánh mất đi bản thân, mất đi tự do, nhầm lẫn về những giá trị thực của cuộc sống.

(3) Tóm lại, chúng ta hãy cố gắng hết mức có thể để trả lại cho đồng tiền giá trị thực của nó, đừng đổ oan cho nó. Để làm được điều ấy, chúng ta cần rèn luyện bản lĩnh, tích luỹ hiểu biết, tích cực sống, tích cực làm việc để bằng nội lực của chính mình đứng cao hơn đồng tiền.

(Bài viết của Đỗ Thu Hà, in trong Dạy và học nghị luận xã hội, Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam)

Phần (2b) nêu những lí lẽ nào? Những câu nào nêu lí lẽ ở phần này?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dẫn chứng ở phần (2b) được lấy từ đâu?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người viết kể câu chuyện này nhằm mục đích gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục đích của phần (3) là gì?

 


4.6

42 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%