Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hai câu thơ cuối bài kết đọng tâm sự của tác giả: “Chẳng biết ba trăm năm là nữa / Người đời ai khóc Tố Như chăng?”.
- Hai câu thơ thể hiện niềm tự thương mình của Nguyễn Du:
+ Không hỏi quá khứ, hiện tại mà hỏi tương lai, không hỏi trời (vì “thiên tai vấn” - trời khôn hỏi) mà hỏi người đời.
+ Nguyễn Du tự đau, tự thương vì ông cảm thấy bơ vơ giữa thời gian vô định cô đơn, không tri âm tri kỉ trước thực tại.
– Nhà thơ hoài vọng về tương lai mong nhận được sự đồng cảm của hậu thế.
+ Đời sau trong muôn một còn có kẻ khóc “người đời xưa” là chính Nguyễn Du
+ Thời đại Nguyễn Du là thời đại khổ đau, khát khao giải thoát nhưng vẫn bề tắc. Dù bế tắc vẫn không thôi khát vọng giải thoát. Vì vậy, nỗi niềm của Nguyễn Du gửi tới mai sau không phải là sự tuyệt vọng mà là niềm hi vọng được giải toả.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Câu 3:
Bài Đọc Tiểu Thanh kí có điểm gì tương đồng với lời của Thuý Kiều nói về Đạm Tiên trong đoạn thơ sau đây:
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
(Truyện Kiều)
Câu 4:
Giữa hai câu thực và hai câu luận có mối tương quan như thế nào trong mạch cảm xúc của nhà thơ?
Câu 5:
Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào ở khổ thơ đầu?
Câu 6:
Bài Đọc Tiểu Thanh kí viết về kiểu nhân vật nào dưới đây:
A. Người phụ nữ nghèo khổ
B. Người phụ nữ bị áp bức, bóc lột
C. Người phụ nữ nổi tiếng
D. Người phụ nữ có sắc tài mà bi kịch
về câu hỏi!