Câu hỏi:

13/07/2024 4,100

Phân tích hình tượng nhân vật Tử Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trong đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng, hình tượng người anh hùng Từ Hải được khắc hoạ qua lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích. Từ đó, thấy được tính cách của nhân vật này.

- Lí tưởng của Từ Hải vừa bắt nguồn từ lí tưởng anh hùng theo quan niệm của Khổng Tử “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người có dũng vậy) vừa mang tinh thần chuộng nghĩa, vì sự công bằng theo quan niệm của nhân dân: “Anh hùng tiếng đã gọi rằng / Giữa đường đầu thấy bất bằng mà tha” (HS có thể so sánh mở rộng với lí tưởng anh hùng của Lục Vân Tiên trong Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu): “Thấy cấu kiến ngãi bất vi/ Làm người thể ấy cũng phi anh hùng”).

- Lời nói của Từ Hải thể hiện sự tự tin, có ý thức về tài năng và nhân cách của bậc anh hùng khi tự xưng mình là “quốc sĩ”. Từ Hải xem thường những “phường giá áo, túi cơm” coi đó là những kẻ vô dụng. Trong khi đó, Từ Hải lại dành những lời tôn trọng và đồng cảm đối với Thuý Kiều.

- Hành động của Từ Hải mang sức mạnh phi thường, thể hiện qua những động từ: “che”, “rạch”, “quét”, “đạp”, qua những hình ảnh mang sức mạnh của thiên nhiên, những hình ảnh mang vẻ đẹp sử thi: “trúc chẻ ngói tan”, “sấm ran trong ngoài”, “gió quét mưa sa”.

- Kì tích của Từ Hải cũng là phi thường, xuất chúng: “Triều đình riêng một góc trời / Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, “Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam”, “Nghênh ngang một cõi biên thuỳ”, “Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Kì tích của Từ Hải được dựng lên bằng những hình ảnh mang tầm vóc non sông, vũ trụ: “góc trời”, “sơn hà”, “biên thuỳ”, “hải tần”.

- Tính cách của Từ Hải có sự kết hợp giữa phẩm chất cao đẹp của người anh hùng mang lí tưởng, ý chí, sức mạnh lớn lao với con người mang phẩm chất trung hậu, bình dị.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Trong đoạn thơ, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều lần biện pháp tu từ đối để khắc hoạ, miêu tả hay nhất về chân dung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Các dạng đối có trong khổ thơ này là:

– Tiểu đối (đối trên một dòng thơ):

+ chị – em (“Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”);

+ mỗi người – mười phân, một vẻ – vẹn mười (‘Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”);

+ đầy đặn – nở nang (“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”);

+ cười – thốt (“Hoa cười ngọc thốt đoan trang”);

+ thua – nhường (“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da);

+ ghen – hờn (“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”).

– Trường đối (đối trên những dòng thơ khác nhau):

trang trọng khác vời – sắc sảo, mặn mà (“Vân xem trang trọng khác vời”, “Kiều càng sắc sảo mặn mà”).

Bằng biện pháp đối, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung về hai chị em Thuy Vân, Thuý Kiều “đẹp nghiêng nước nghiêng thành”, một chín một mười, một người một vẻ cả về ngoại hình lẫn tính cách, trong đó, Thuý Kiều luôn được miêu tả “So bề tài sắc lại là phần hơn” so với Thuý Vân.

Lời giải

Dung lượng đoạn văn: từ 6 – 8 dòng.

Nội dung của đoạn văn: Phân tích được cái hay của một câu đối Tết như từ ngữ đối đã chỉnh chưa, bằng trắc, vần điệu đã hài hoà chưa, chủ đề đã phù hợp và có tính văn hoá chưa.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Câu đối trên không rõ có từ bao giờ và do ai viết, hoặc ứng khẩu đọc ra. Nhưng cứ mỗi lần Tết đến, xuân sang người Việt Nam không mấy ai là không nhớ đến, nhắc đến 2 vế đối hay và độc đáo này. Bởi xưa cũng như nay việc làm câu đối, viết và treo câu đối đã trở thành một mỹ tục của nhân dân ta, cả ở thành thị lẫn ở nông thôn. Hơn thế nữa câu đối “Thịt mỡ, dưa hành… cây nêu, tràng pháo…” dù chỉ gồm có 2 câu song thất với 14 chữ, 6 danh từ mà đã gói gọn và phản ánh được rất nhiều phương diện, rất nhiều nét đẹp của cái Tết cổ truyền Việt Nam. Ngày Xuân, đọc lại một câu đối quen thuộc, chúng ta nhận ra bao vẻ đẹp của Tết Nguyên đán cổ truyền. Đằng sau những bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối, tràng pháo, cây nêu là bóng dáng của cả một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước- một nền văn hóa có bề dày hàng ngàn năm lịch sử trên dải đất Việt Nam. Dĩ nhiên Tết cổ truyền nước ta không chỉ có những thứ ấy. Nhưng cũng chỉ cần nói tới mấy thứ sản vật và phong tục ấy thôi, chúng ta đã thấy được bao nét đặc sắc, độc đáo của sinh hoạt lễ tết ở nước ta.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP