Câu hỏi:
13/07/2024 636Quan sát hình 4.1, hãy:
a) Cho biết tên của di tích theo gợi ý: liên quan đến Đào Duy Từ, là công trình phòng thủ vững chắc của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
b) Nêu hiểu biết của em về di tích lịch sử này.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Tên di tích: Lũy Thầy
♦ Yêu cầu b) Một số thông tin tư liệu về Lũy Thầy
- Để chống lại các cuộc tấn công của họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, gọi là Lũy Thầy.
- Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình và hoàn thành sau 3 năm. Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km (trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển); chiều cao thành lũy khoảng 12 m (có nơi cao từ 3 - 6 m, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng). Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được.
- Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.
- Lũy Thầy là một hệ thống chiến lũy liên hoàn đắp bằng đất và được chia thành những lũy nhỏ có thể kể ra như: Lũy Trường Dục; lũy Đầu Mâu; lũy Trấn Ninh,…
- Hiện nay, trên đất Quảng Bình, luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên dấu ấn uy lực và vang dội của Lũy Thầy trong quá khứ vẫn còn: cổng Hạ (Quảng Bình Quan), cổng Thượng (Võ Thắng Quan),…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biểu hiện nào sau đây không đúng bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Vương triều Mạc?
A. Đất nước ở trong tình trạng bị chia cắt.
B. Quan lại và địa chủ hoành hành.
C. Các thế lực phong kiến tranh chấp quyền lực.
D. Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều địa phương.
Câu 2:
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn là do
A. phạm vi ảnh hưởng của họ Nguyễn lớn, lan rộng khắp Bắc Bộ.
B. mâu thuẫn gay gắt giữa vua Lê và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
C. sự liên kết giữa Vương triều Mạc và chính quyền họ Nguyễn.
D. mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng.
Câu 3:
Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi.
“Năm ấy [1572], các huyện ở Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến quả nửa, nhiều người xiêu giạt, kẻ thì lần vào Nam, người thì giạt ra Bắc, trong hạt rất tiêu điều”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 3, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.147)
a) Đoạn tư liệu trên phản ánh hiện thực lịch sử gì?
b) Nêu suy nghĩ của em khi đọc đoạn tư liệu này.
Câu 4:
Năm 1527, ở Đại Việt diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Triều Mạc tổ chức kì thi Hội ở Thăng Long.
B. Mạc Đăng Dung lập ra Vương triều Mạc.
C. Triều Mạc ban hành chính sách hạn điền.
D. Mạc Đăng Dung tổ chức kì thi Đình cuối cùng.
Câu 5:
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến cuộc xung đột Nam - Bắc triều?
A. Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh lên ngôi hoàng đế.
B. Chính sách cứng rắn và tham vọng của Trịnh Kiểm.
C. Nhà Mạc muốn mở rộng phạm vi kiểm soát ra phía Bắc.
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nhà Mạc và nhà Lê trung hưng.
Câu 6:
Tìm hiểu và giới thiệu với thầy cô và bạn học về một nhân vật lịch sử hoặc một địa danh tiêu biểu được đề cập trong bài học mà em ấn tượng nhất.
Câu 7:
Quan sát hình 4.2, hãy:
a) Xác định trên lược đồ địa danh phân chia phạm vi kiểm soát của nhà Trịnh và nhà Nguyễn sau khi kết thúc cuộc xung đột.
b) Nêu hệ quả của cuộc đột xung Trịnh - Nguyễn.
về câu hỏi!