Câu hỏi:

13/07/2024 2,038

Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau đây? Giải thích tại sao

Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ:

A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần nghe theo ý kiến của dabb goob người khác.

B. Nghe theo ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình.

C. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo.

D. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình cho yên tâm.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Em sẽ lựa chọn cách giải quyết: lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo.

- Giải thích:

+ Khi các bạn có ý kiến, em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn.

+ Khi lắng nghe ý kiến của các bạn, trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiến đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Hành vi

Bảo vệ lẽ phải

Không bảo vệ lẽ phải

A. Không có ý kiến gì trước việc làm đúng hoặc sai.

 

x

B. Không đồng tình với những quan điểm sai trái, tiêu cực.

x

 

C. Luôn ủng hộ ý kiến của bạn thân dù đúng hay sai.

 

x

D. Tranh luận với mọi người để tìm ra lẽ phải.

x

 

E. Biết việc làm của người khác là đúng nhưng không bảo vệ.

 

x

G. Biết việc làm của người khác là sai nhưng ngại không phê phán.

 

x

H. Bịa đặt điều không đúng sự thật về người khác.

 

x

I. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.

x

 

K. Phản ánh gay gắt với những người không có cùng quan điểm với mình.

 

x

L. Gió chiều nào theo chiều ấy, cố gắng không để mất lòng ai.

 

x

Lời giải

- Trong cuộc sống, bản thân em đã biết bảo vệ lẽ phải.

- Một số biểu hiện tôn trọng lẽ phải mà em đã làm:

+ Trung thực, không gian lận, quay cóp, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.

+ Trung thực, chân thành trong quan hệ với thầy cô, bạn bè.

+ Dũng cảm nhận khuyết điểm khi bản thân phạm phải sai lầm và nỗ lựa sửa chữa, khắc phục những lỗi sai ấy.