Câu hỏi:
13/07/2024 1,081Theo em, Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Giáp Tuất gây hậu quả thế nào đối với nền độc lập của đất nước?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nhận xét về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất:
+ Nền độc lập, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, do nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp ở 3 tỉnh Đông Nam Á và đảo Côn Lôn.
+ Kinh tế đất nước suy kiệt do nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho thực dân Pháp.
+ Thực dân Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.
=> Như vậy, việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất đã mở đầu cho quá trình hòa hoãn, đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược; đồng thời, gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam.
- Nhận xét về hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất:
+ Các điều khoản trong Hiệp ước Giáp Tuất, đặc biệt là điều khoản: nhà Nguyễn công nhận quyền cai quản của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì,… đã tiếp tục xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi của dân tộc Việt Nam.
+ Với Hiệp ước Giáp Tuất, thực dân Pháp tuy phải rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, song, Pháp vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
+ Việc triều đình ngày Nguyễn kí bản Hiệp ước Giáp Tuất, cắt thêm đất dâng cho Pháp và công nhận thêm nhiều đặc quyền đặc lợi của chúng ở Việt Nam đã gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam. Nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình kết hợp với chống thực dân Pháp đã bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tuấn và Đặng Như Mai với khẩu hiệu “Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đánh giá thái độ của Triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp thông qua việc kí kết các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt.
Câu 2:
Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Triều đình nhà Nguyễn đã
A. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì.
B. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì.
C. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và một phần Trung Kì.
D. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Câu 3:
Ý nào không đúng về bối cảnh lịch sử dẫn tới một số đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu tiến bộ vào nửa cuối thế kỉ XIX
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Nhân dân Việt Nam đang phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Một số văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài.
D. Nhà Nguyễn chú trọng phát triển kinh tế để tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Câu 4:
Có ý kiến cho rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 5:
Ý nào không đúng về hành động của nhà Nguyễn sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
A. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì.
B. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Kì và Trung Kì.
C. Đề nghị Pháp đưa quân ra Bắc Kì.
D. Cử người thương thuyết với Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
Câu 6:
Thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
A. Năm 1857. B. Năm 1858.
C. Năm 1859. D. Năm 1862
Câu 7:
Sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883), tình hình của quân Pháp có điểm gì khác so với sau trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?
A. Quân Pháp ở Bắc Kì rất hoang mang, dao động.
B. Quân Pháp ráo riết chuẩn bị mở cuộc tấn công Thuận An (sát kinh thành Huế).
C. Thực dân Pháp tìm cách thương lượng với Triều đình nhà Nguyễn.
D. Quân Pháp quyết định rút khỏi Bắc Kì.
Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 24 (có đáp án): Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
12 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án
18 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
về câu hỏi!