Câu hỏi:
12/07/2024 2,427Hãy phát triển dàn ý được nêu trong SGK, trang 51 cho đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ (An tượng sâu sắc với ba hình ảnh thể hiện về người mẹ trong kí ức của nhà thơ: nắng mới — áo đỏ – nét cười đen nhánh.).
- Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đã xác định ở mở đoạn:
+ Ba hình ảnh khiến người đọc như “chạm” vào nỗi nhớ, làm cho người mẹ hiện lên thật rõ nét, tươi tắn, sáng bừng trong kí ức hoài niệm: mẹ xuất hiện trong không gian nắng đầu mùa sáng đẹp, trong tiếng reo náo nức của nắng. Tấm áo đỏ mẹ đưa trước giậu phơi làm rực rỡ cả không gian, phản chiếu sắc hồng lên gương mặt thật ấm áp, thân thương. Nét cười đen nhánh của mẹ hoà với màu đỏ của sắc áo, màu tươi của nắng mới. Đây cũng là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa với hàm răng nhuộm đen nhưng nhức, đều, in, bóng,...
+ Ba hình ảnh được “nhìn” từ ánh mắt của em bé thuở lên mười, được “nhìn” lại trong thế giới trống rỗng của “những ngày không” trong hiện tại đã trở thành kí ức sâu sắc, dường như càng qua thời gian thì càng rõ nét hơn trong tâm hồn tác giả.
- Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đã trình bày (Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Hình ảnh trong thơ là sự hoá thân của tiếng nói ấy. Bài thơ đã khép lại nhưng trong tâm tưởng của người đọc vẫn còn đó một không gian của nắng mới đầu mùa, người mẹ trẻ với tấm áo đỏ đưa trước giậu phơi, cùng nét cười đen nhánh như toả nắng vào tâm hồn con.).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không
Câu 2:
Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,...) theo hướng dẫn trong SGK, trang 52
Câu 3:
Chỉ ra sự khác nhau giữa các từ in đậm trong mỗi cặp từ dưới đây về sắc thái biểu cảm và cách dùng:
– vị – tên:
a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)
b) Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba-toong đánh lên đầu gã. (Đoàn Giỏi)
– hắn – người:
c) Cai lệ cát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. (Ngô Tất Tố)
d) Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. (Lưu Trọng Lư)
Câu 4:
Ghép các từ in đậm ở cột trái với nghĩa phù hợp ở cột phải:
Từ |
|
Nghĩa |
a) luỹ tre xanh |
|
1) rất xanh, thuần một màu trên diện rộng |
b) cỏ mọc xanh rì |
|
2) (nước da) rất xanh vì ốm yếu |
c) ngọn lửa xanh lét |
|
3) xanh đậm và đều như màu của cây có rậm rạp |
d) mặt xanh rớt |
|
4) xanh có pha những tia sáng lạnh, gây cảm giác rờn rợn |
e) trời thu xanh ngắt |
|
5) có màu như màu lá cây, nước biển |
Mẫu: a) - 5)
Câu 5:
Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này.
Sông Gâm đôi bờ trắng cát
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.
(Mai Liễu)
Câu 6:
Hãy chọn trong số các dàn ý mà em đã phát triển (bài tập 4) hoặc đã lập (bài tập 5) để viết thành đoạn văn. Tự đọc và chỉnh sửa theo gợi ý của mục d
về câu hỏi!