Câu hỏi:

18/08/2023 691

Hãy chọn trong số các dàn ý mà em đã phát triển (bài tập 4) hoặc đã lập (bài tập  5) để viết thành đoạn văn. Tự đọc và chỉnh sửa theo gợi ý của mục d 

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đề 1: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ “Đường về quê mẹ” (Đoàn Văn Cừ)

Đoạn văn mẫu:

Đường về quê mẹ là những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Trong kí ức đẹp đẽ ấy, cứ mỗi độ xuân về mẹ lại dẫn đàn con về quê của mẹ. Theo bước chân của mấy mẹ con, thiên nhiên và con người quê ngoại dần hiện lên. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh.. Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh bình yên, ấm áp quá. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng. Người mẹ chính là nhân vật trung tâm của bài thơ. Dấu ấn của con về mẹ là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Hình ảnh về người mẹ với khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, mắt sáng, môi hồng, má đỏ.. vẫn in đậm trong tâm trí con, có lẽ bởi mẹ xinh đẹp, đằm thằm quá khiến con phải thốt lên ngỡ ngàng: Trông mẹ chẳng khác thời con gái. Qua lời khen của những người dân quê, mẹ hiện lên với nết "thảo hiền" dễ mến. Dù lấy chồng xa xứ nhưng mẹ vẫn không quên đường về quê mẹ. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.

Đề 2: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” (Mai Liễu).

Đoạn văn mẫu:

Nếu mai em về Chiêm Hóa là một trong những bài thơ tiêu biểu được Mai Liễu viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang. Với ông "Quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở, hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút của tôi". Hoài niệm về quê hương và nguồn cội của ông được thể hiện sâu sắc trong rất nhiều bài thơ đã làm nên thế giới nghệ thuật riêng không nhòa lẫn với ai. Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả, nhớ từng cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, những con người dễ mến và cả những văn hóa truyền thống lâu đời. Qua đó, tác giả cũng mang cả cảm xúc tự hào, muốn giới thiệu quê hương của mình với bạn đọc, mong muốn mọi người tới tham quan và cảm nhận cảnh quan thiên nhiên, tham dự lễ hội đặc sắc quê mình.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không

Xem đáp án » 12/07/2024 10,059

Câu 2:

Hãy phát triển dàn ý được nêu trong SGK, trang 51 cho đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư.

Xem đáp án » 12/07/2024 2,468

Câu 3:

Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,...) theo hướng dẫn trong SGK, trang 52

Xem đáp án » 18/08/2023 1,698

Câu 4:

Chỉ ra sự khác nhau giữa các từ in đậm trong mỗi cặp từ dưới đây về sắc thái biểu cảm và cách dùng:

– vị – tên:

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)

b) Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba-toong đánh lên đầu gã. (Đoàn Giỏi)

– hắn – người:

c) Cai lệ cát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. (Ngô Tất Tố)

d) Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. (Lưu Trọng Lư)

Xem đáp án » 12/07/2024 941

Câu 5:

Ghép các từ in đậm ở cột trái với nghĩa phù hợp ở cột phải:

Từ

 

Nghĩa

a) luỹ tre xanh

 

1) rất xanh, thuần một màu trên diện rộng

b) cỏ mọc xanh rì

 

2) (nước da) rất xanh vì ốm yếu

c) ngọn lửa xanh lét

 

3) xanh đậm và đều như màu của cây có rậm rạp

d) mặt xanh rớt

 

4) xanh có pha những tia sáng lạnh, gây cảm giác rờn rợn

e) trời thu xanh ngắt

 

5) có màu như màu lá cây, nước biển

 

Mẫu: a) - 5)

Xem đáp án » 12/07/2024 787

Câu 6:

Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này.

Sông Gâm đôi bờ trắng cát

Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại

Xanh lên ngút ngát một màu.

(Mai Liễu)

Xem đáp án » 12/07/2024 712

Bình luận


Bình luận