Câu hỏi:
13/07/2024 207Các chủ đề nào của sinh học kết nối các lĩnh vực sinh học với nhau?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các chủ đề của sinh học kết nối các lĩnh vực sinh học với nhau:
- Chủ đề Tiến hoá giúp chúng ta hiểu được thế giới sống thống nhất trong đa dạng. Thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất (có chung rất nhiều đặc điểm) vì chúng được tiến hóa từ tổ tiên chung. Ở các cấp tổ chức, chọn lọc tự nhiên qua hàng triệu, hàng tỉ năm tiến hoá đã hình thành nên các cấu trúc, đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
- Chủ đề Cấu trúc phù hợp với chức năng: Ở tất cả các cấp độ tổ chức sống, mọi cấu trúc đều phù hợp với chức năng. Chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá luôn giữ lại những cấu trúc phù hợp nhất với chức năng. Ví dụ: Cấu trúc của DNA phù hợp với chức năng mang và bảo quản thông tin di truyền. Cấu trúc của các loại tế bào luôn phù hợp với chức năng của chúng. Các mô, cơ quan, hệ cơ quan,... đều có cấu trúc phù hợp với chức năng.
- Chủ đề Truyền đạt thông tin: Sự sống được tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ có sự truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông tin không chỉ được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong cơ thể sinh vật mà còn được truyền từ sinh vật này sang sinh vật khác. Mọi sinh vật đều có thể thu nhận thông tin từ môi trường.
- Chủ đề Chuyển hoá vật chất và năng lượng: Thế giới sống ở mọi cấp độ tổ chức đều cần quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tin sinh học nghiên cứu những gì? Nêu một số ứng dụng của tin sinh học.
Câu 2:
Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?
A. Có khả năng di chuyển.
B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.
C. Được cấu tạo từ tế bào.
D. Có cấu tạo phức tạp.
Câu 3:
Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?
A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.
C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.
Câu 4:
Hãy mô tả một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người. Nếu cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí như thế nào?
Câu 5:
Phương án nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các cấp độ tổ chức của thế giới sống?
A. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Hệ cơ quan → Cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
B. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
C. Nguyên tử → Phân tử → Tế bào → Bào quan → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
D. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Cơ thể → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
Câu 6:
Để kiểm tra một giả thuyết người ta thường kiểm tra dự đoán của giả thuyết. Dự đoán được trình bày dưới dạng: Nếu …… thì …… Nếu giả thuyết là đúng thì điều tất yếu sẽ xảy ra là ……
Hãy đưa ra dự đoán của giả thuyết và thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết cho rằng CO2 cần cho quá trình quang hợp ở cây xanh.
Câu 7:
Thế nào là đặc điểm nổi trội? Nêu những đặc điểm nổi trội của thế giới sống.
về câu hỏi!