Câu hỏi:

12/07/2024 3,096

Ở bài tập 2 (phần thứ nhất Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam), bạn đã lập kế hoạch nghiên cứu cho một trong các vấn đề dưới đây:

– Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.

- Điển tích, điển cố trong Truyện Kiều của Nguyễn Du hoặc Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Dựa vào kế hoạch đã có, lập dàn ý chi tiết cho một trong ba vấn đề nêu trên.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trả lời:

Tham khảo:

- Tên đề tài: “Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật qua các văn bản Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).

- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và đánh giá đặc điểm, tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều. - Câu hỏi nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du có những đặc điểm và tác dụng thế nào trong các văn bản Trao duyên, Thuy Kiểu hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)?

- Giả thuyết nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh là một thành công đặc sắc và cũng là đóng góp quan trọng trong nghệ thuật truyện thơ Nôm của Nguyễn Du.

Nội dung (dàn ý chi tiết)

Mở đầu: Nêu tên đề tài/ vấn đề và mục đích nghiên cứu (tìm hiểu và đánh giá đặc điểm, tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều: Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh).

Phần chính:

1. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Trao duyên:

1.1. Cho Thuý Kiều tự giãi bày, tự thể hiện nội tâm qua đối thoại.

Phân tích minh hoạ: “... lòng đương thổn thức đầy... Kể làm sao xiết mượn vàn đi ăn” 1.2. Cho Thuý Kiều sử dụng lời “độc thoại hoá đối thoại”.

Phân tích minh hoạ: “... Trăm nghìn gửi lạy tình quân.... Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

1.3. Dùng từ ngữ miêu tả tâm trạng nhân vật trong lời của người kể chuyện.

Phân tích minh hoạ: Lòng riêng riêng những bàn hoàn, lệ tràn thấm khăn; hồn ngất máu say....

2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

2.1. Cho các nhân vật Thuý Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư độc thoại nội tâm trong tình huống phù hợp (phân tích minh hoạ).

2.2. Thể hiện sự tương phản giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong của mỗi nhân vật Thúc Sinh, Hoạn Thư, Thuý Kiều (phân tích minh hoạ).

23. Dùng từ ngữ, hình ảnh miêu tả nội tâm trong lời của người kể chuyện (phân tích

minh hoạ).

3. Nhìn chung về đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong hai văn bản và trong Truyện Kiều

3.1. Sự đa dạng trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các văn bản Trao duyên và Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh. Phân tích, minh hoạ: a) dùng lời miêu tả của người kể chuyện; b) cho nhân vật tự giãi bày qua đối thoại; c) sử dụng lời “độc thoại hoá đối thoại”; đ) sử dụng độc thoại nội tâm; e) sử dụng các phương tiện khác như từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu,...

3.2. Sự biến hoá linh hoạt trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua Trao duyên và Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh. Phân tích, minh hoạ 1: Trong Trao duyên, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du chỉ tập trung vào nội tâm Thuý Kiều; trong Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư Thúc Sinh, Nguyễn Du đồng thời miêu tả nội tâm của ba nhân vật Thuý Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư.

Phân tích, minh hoạ 2: Trong Trao duyên, tác giả chủ yếu sử dụng đối thoại và cuối văn bản sử dụng độc thoại hoá đối thoại của Thuý Kiều; trong Thúy Kiều hầu rượu Hoàn Thư – Thúc Sinh, Nguyễn Du đồng sử dụng kết hợp độc thoại nội tâm với đối thoại,...

3.3. Sự vượt trội trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Truyện Kiều so với Quan Âm Thị Kính, Bích cầu kì ngộ và Kim Văn Kiểu truyện.

Phân tích, minh hoạ 1: Quan Âm Thị Kính, truyện Nôm bình dân, tính cách nhân vật chủ yếu được thể hiện qua hành động; Bích câu kì ngộ, truyện Nôm bác học, tác giả vẫn chú ý nhiều đến hành động tình huống, nội tâm nhân vật có được miêu tả nhưng còn khá đơn giản.

Phân tích, minh hoạ 2: Truyện Kiều là một sự kết hợp hài hoà, đặc biệt bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật đa dạng, tinh tế, đạt đến sự điêu luyện.

Kết luận: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh có thể xem là một trong những đóng góp xuất sắc của Nguyễn Du đối với nghệ thuật truyện thơ Nôm.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tra cứu các điển tích, điển cố và phản lích tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cổ ấy trong các trường hợp dưới đây:

(a) Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.

(Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

(b) Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

(c) Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

Xem đáp án » 12/07/2024 17,575

Câu 2:

Dựa vào mẫu ở trang 20, hãy lập kế hoạch đề cương nghiên cứu cho một trong những đề tài/ vấn đề ở bài tập 1.

Xem đáp án » 13/07/2024 6,639

Câu 3:

Đọc kĩ nội dung thông tin trong bảng sau:

Đề tài/ vấn đề

nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Giải thuyết nghiên cứu

Hào khí thời Trần trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.

Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?

Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người và văn học.

 Dựa vào tên đề tài/ vấn đề ở cột bên trái, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu có thể xác định như ở các cột bên phải hãy xác định câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cho các đề tài/ vấn đề:

- Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên;

- Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cổ Trung Hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thuỷ Kiểu hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Xem đáp án » 13/07/2024 4,289

Câu 4:

Xác định vấn đề, câu hỏi, phương pháp/ thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản trên. Từ bài nghiên cứu, hãy chỉ ra một số yêu cầu cần đáp ứng khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,953

Câu 5:

Bài nghiên cứu được viết với mục đích gì? Mục đích ấy đã được thực hiện qua nội dung, hình thức của bài nghiên cứu như thế nào?

Xem đáp án » 13/07/2024 3,445

Câu 6:

Bài nghiên cứu trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về tác phẩm Lục Vân Tiên và sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

Xem đáp án » 13/07/2024 3,178

Bình luận


Bình luận