Câu hỏi:
12/07/2024 4,092Tìm các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội (làm vào vở):
Luận điểm |
Lí lẽ và dẫn chứng |
|
|
|
|
|
|
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
Luận điểm |
Lí lẽ và dẫn chứng |
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật: nó không mang tính di truyền. |
Lí lẽ: Ngôn ngữ không thể tách rời xã hội, trong khi các hiện tượng thuộc về bản năng sinh vật hoàn toàn có thể tồn tại và phát triển bên ngoài xã hội. Bằng chứng 1: Câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng, vẫn sống bình thường cùng với bầy sói con nhưng tuyệt nhiên không biết nói, suốt ngày chỉ phát ra những tiếng kêu như động vật hoang dã.
|
Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, cũng không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. |
Lí lẽ 1: Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, nghĩa là trải qua các giai đoạn: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn, diệt vong. Bằng chứng 1: Sự phát triển của ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa, không có sự huỷ diệt hoàn toàn. Lí lẽ 2: Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Bằng chứng 2: Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý như sóng thần, thuỷ triều, động đất, bão, gió... |
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân. |
Lí lẽ: Ngôn ngữ tồn tại không chỉ cho riêng tôi, riêng anh, mà cho “chúng ta”, cho mọi người trong xã hội. Nếu ngôn ngữ là “của riêng” của mỗi cá nhân, do cá nhân tạo ra chỉ cho anh ta thì cũng chỉ anh ta biết, “sản phẩm” cá nhân ấy không thể dùng làm phương tiện giao tiếp chung cho mọi người. Bằng chứng: Tính chất này được thể hiện rõ ở sự quy ước của từng xã hội. (HS có thể tìm thêm những bằng chứng trong văn bản). |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Cho các từ ngữ sau: lúa, thóc, cm, cơm nếp, xôi, tấm, cúm.
a. Giải thích sự khác biệt về ý nghĩa giữa các từ ngữ trên. Cho ví dụ minh hoạ,
b. Tìm ít nhất năm thành ngữ có chứa các từ ngữ trên và đạt câu có sử dụng các thành ngữ ấy.
c. Thảo luận với bạn trong nhóm về sự phong phú của các từ ngữ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng Việt, sau đó chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
Câu 3:
Phân tích hiệu quả biểu đạt của các kết hợp từ được in đậm dưới đây:
a.
Đường trong làng: hoa đại với mùi rơm...
Người cùng tôi đi đạo giữa đường thơm
Lòng giặt sẵn ít hương hoa tưởng tượng
Đất thêm nắng, bóng tre rồi bóng phượng.
(Huy Cận, Đi giữa đường thơm)
b.
Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa
Bàn chân lùa bàn chân thêm bỏng rút
(Xuân Quỳnh, Gió Lào cát trắng)
Câu 4:
Hoàn thành bảng sau để biết được ý nghĩa của các con vật trong văn hóa Việt qua một số thành ngữ (làm vào vở):
Thành ngữ tiếng Việt |
Ý nghĩa thành ngữ |
Con vật |
Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt |
Miệng hùm gan thỏ |
Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém |
Hùm, thỏ |
- hùm: mạnh bạo, hùng hổ - thở: nhút nhát |
To như voi |
|
|
|
Làm thân trâu ngựa |
|
|
|
Mèo khen mèo dài đuôi |
|
|
|
Ngựa non háu đá |
|
|
|
Khẩu Phật tâm xà |
|
|
|
Cú đội lốt công |
|
|
|
Gan thỏ đế |
|
|
|
Cháy nhà ra mặt chuột |
|
|
|
Rồng đến nhà tôm |
|
|
|
Câu 5:
Câu 6:
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 8
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 7
về câu hỏi!