Câu hỏi:
12/07/2024 706
Hãy sưu tầm các thông tin (từ sách, báo, tạp chí hoặc bài viết trên các trang báo điện tử,...) về tác hại của mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta.
Hãy sưu tầm các thông tin (từ sách, báo, tạp chí hoặc bài viết trên các trang báo điện tử,...) về tác hại của mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta.
Quảng cáo
Trả lời:
- Hướng dẫn sưu tầm thông tin về tác hại của mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta:
+ Bước 1: Tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau (sách, báo, internet,...).
+ Bước 2: Chọn lọc thông tin chủ yếu, cơ bản, ngắn gọn phù hợp về tác hại của mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ví dụ:
1. Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra những căn bệnh nguy hiểm:
- Thực phẩm bẩn gây nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính, có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục và cũng có thể sau một thời gian sẽ phát ra những bênh như: ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai.
- Thực phẩm bẩn gây bệnh mạn tính: Là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kì, có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh, có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.
- Thực phẩm bẩn gây bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): Đó là các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.
- Thực phẩm bẩn gây bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): Các triệu chứng dưới đây tương đối điển hình và bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ:
+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.
+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu,…
- Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứu chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.
2. Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm là ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội:
- Hằng năm, ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của hàng triệu người. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe, mà còn kéo theo cả những thiệt hại khác như những trang trải về viện phí, mất thời gian trong công việc của bản thân người bệnh và người thân trong gia đình, giảm khả năng lao động và chưa kể đến cả việc ảnh hưởng về tâm lí cho những người thân phải lo lắng, suy tư về tình hình sức khỏe của người bị bệnh.
- Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là chìa khóa tiếp thị sản phẩm thành công nhất của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mang lại uy tín cùng với lợi nhuận lớn trong sản xuất kinh doanh cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến cũng như hoạt động dịch vụ và thương mại. Do đó, mất an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế, chính trị, xã hội cả nước.
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
- Trọng tâm Sử, Địa, GD KTPL 11 cho cả 3 bộ Kết nối, Chân trời, Cánh diều VietJack - Sách 2025 ( 38.000₫ )
- Trọng tâm Hóa học 11 dùng cho cả 3 bộ sách Kết nối, Cánh diều, Chân trời sáng tạo VietJack - Sách 2025 ( 58.000₫ )
- Sách lớp 11 - Trọng tâm Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa lớp 11 3 bộ sách KNTT, CTST, CD VietJack ( 52.000₫ )
- Sách lớp 10 - Combo Trọng tâm Toán, Văn, Anh và Lí, Hóa, Sinh cho cả 3 bộ KNTT, CD, CTST VietJack ( 75.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
a. Để phòng ngộ độc cá nóc, khi ăn cá cần phải chú ý: không ăn các bộ phận chứa chất độc của cá nóc, như buồng trứng, gan, ruột và mỡ cá; không sử dụng cá nóc đã bị chết để chế biến vì khi cá chết, chất độc từ nội tạng sẽ thấm vào thịt cá.
b. Không nên ăn cá nóc vào mùa sinh sản (từ tháng 6 đến tháng 12) vì chất độc tập trung ở buồng trứng, do đó chất độc sẽ tăng lên trong mùa sinh sản.
Lời giải
a. Khi sử dụng sắn, không nên ăn những bộ phận vỏ, lõi và hai đầu của củ sắn.
b. Vì chất độc có trong củ sắn (cyanhydric acid) rất dễ bay hơi và dễ dàng hoà tan trong môi trường nước.
c. Vì chất độc trong củ sắn khi kết hợp với đường thì chuyển thành chất không độc.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.