Câu hỏi:
11/07/2024 1,828Áp suất khí quyển là áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất.
Càng lên cao áp suất càng giảm. Điều này dễ dàng nhận thấy khi chúng ta đi máy bay khi vừa cất cánh, sự chênh lệch áp suất làm chúng ta khó thở, ù tai, cảm thấy khó chịu hơn,… bởi chúng ta đang quen sống trong môi trường áp suất không khí 1 atm.
Người ta đo được áp suất khí quyển gần mặt đất là 1 atm (1 atm = 1,013.1 o5 N/m2), tức là cứ mỗi mét vuông thì khí quyển đã "đè lên" với một áp lực hơn 10 000 N. Diện tích bề mặt con người khoảng 2 m2. Như vậy, cơ thể người phải chịu một áp lực tương đương với 20 000 N. Nhưng tại sao chúng ta không bị khí quyển "bóp bẹp"?
Trong cơ thể con người, các chất rắn, chất lỏng và chất khí thuộc các bộ phận cũng có áp suất gây ra một áp lực tương đương với áp lực bên ngoài của khí quyển. Do đó có sự cân bằng áp lực, nên chúng ta không cảm thấy tác dụng gì của áp suất khí quyển.
a) Phát biểu nào sau đây về áp suất khí quyển là đúng?
A. Độ lớn áp suất khí quyển luôn bằng nhau ở mọi nơi.
B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng.
D. Áp suất khí quyển ở cùng một độ cao tại mọi nơi trên Trái Đất đều bằng nhau.
b) Nội dung nào sau đây nói về áp suất khí quyển là không đúng?
A. Con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển theo mọi phương.
B. Con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển chỉ theo phương thẳng đứng.
C. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
D. Đơn vị đo áp suất khí quyển là Pa hoặc mmHg.
c) Tại sao khi xuống hang sâu không có nước, ta vẫn bị tức ngực?
d) Tại sao các nhà du hành vũ trụ đi ra ngoài khoảng không vũ trụ phải mặc bộ trang phục chuyên dụng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
, Đáp án đúng là B
Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì lên cao không khí càng loãng.
b, Đáp án đúng là B
B sai vì con người và vạn vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển theo mọi phương.
c, Càng xuống sâu áp suất khí quyển càng tăng, nên khi xuống hang sâu không có nước, ta vẫn bị tức ngực.
d, Trong cơ thể và cả trong máu của con người đều có không khí. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể. Khi con người từ tàu vũ trụ ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ có thể coi xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy và sẽ chết. Trang phục chuyên dụng của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong nó có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Tại sao khi lặn xuống nước ta lại có cảm giác tức ngực? Người thợ lặn chuyên nghiệp phải khắc phục bằng cách nào?
Câu 4:
Một bình kín có dạng hình nón cụt, bên trong chứa một lượng nước (Hình 16.6). Đặt bình theo phương thẳng đứng. So sánh áp suất do nước tác dụng lên đáy bình trong hai trường hợp: đặt đáy lớn xuống dưới và đặt đáy nhỏ xuống dưới.
Câu 6:
Hãy so sánh áp suất và áp lực của chất lỏng tác dụng lên đáy các bình a, b, c ở Hình 16.5. Biết chất lỏng trong các bình là cùng loại.
Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 KNTT có đáp án
Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức (Song song) có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm KHTN 8 KNTT Bài 2: Phản ứng hoá học có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 8 KNTT Bài 13. Khối lượng riêng có đáp án
Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức (Nối Tiếp) có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Cánh Diều có đáp án - Đề 01
Trắc nghiệm KHTN 8 KNTT Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 8 KNTT Bài 15. Áp suất trên một bề mặt có đáp án
về câu hỏi!