Câu hỏi:
13/07/2024 163Tìm kiếm thông tin và viết đoạn giới thiệu về một hoạt động kinh tế của khu vực Tây Nam Á (các ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu,...).
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Công nghệ nông nghiệp (AgTech) và chương trình an ninh lương thực của UAE:
+ AgTech bao gồm các phương pháp nông nghiệp tiên tiến, khác biệt với cách canh tác truyền thống, do đó AgTech được xem là một giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE nhằm giảm 90% thực phẩm mà nước này hiện đang nhập khẩu.
+ Chính phủ UAE đã thực hiện các chính sách như canh tác nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát (controlled-environment agriculture - CEA), sử dụng công nghệ cao đối với sản xuất thực phẩm, quản lý đầu vào nông nghiệp đúng cách và tối đa hóa sản lượng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp với các cơ quan chính phủ để cung cấp các giải pháp về CEA nhằm thực hiện một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự đổi mới.
+ Phổ biến nhất của AgTech trong lĩnh vực nông nghiệp UAE là sử dụng cảm biến làm tăng năng suất cho các dự án nông nghiệp quy mô lớn và các trang trại hữu cơ nhỏ. Các thiết bị GPS trang bị cảm biến được sử dụng để kiểm soát cây trồng cũng như việc tận dụng tối đa đất và nước, và điều tiết ánh sáng bằng công nghệ cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nuôi trồng thủy sản, nông trại thẳng đứng, sử dụng cảm biến và sử dụng máy bay điều khiển từ xa… là một số công nghệ đang được sử dụng ở UAE để tối đa hóa sản xuất cây trồng trong khi vẫn đảm bảo tốt các nguồn lực khác.
- Nông trại thẳng đứng được xác định là giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE:
+ Nông trại thẳng đứng là hình thức canh tác với việc thực vật được trồng theo chiều dọc nhiều tầng trong môi trường trong nhà, nơi các yếu tố môi trường có thể được kiểm soát chặt chẽ.
+ Các trang trại thẳng đứng thường sử dụng ánh sáng nhân tạo, điều chỉnh độ ẩm, kiểm soát nhiệt độ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, cho phép sản xuất rau với số lượng lớn quanh năm mà không cần đất, ánh sáng mặt trời và hóa chất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Tây Nam Á.
Câu 2:
Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất của khu vực Tây Nam Á là
A. xuất khẩu nông sản nhiệt đới.
B. nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên.
C. nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cao cấp.
D. xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ và khí tự nhiên.
Câu 3:
Cho bảng số liệu:
GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á
VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 - 2020
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
2000 |
2010 |
2019 |
2020 |
Tây Nam Á |
1 083,1 |
3 260,9 |
3 602,9 |
3 184,2 |
Thế giới |
33 830,9 |
66 596,1 |
87 652,9 |
84 906,8 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022; năm 2020 không bao gồm Xi-ri)
- Tính tỉ trọng GDP của khu vực Tây Nam Á so với thế giới giai đoạn 2000 - 2020.
- Từ kết quả tính được, hãy rút ra nhận xét.
Câu 4:
Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về kinh tế khu vực Tây Nam Á?
A. Tốc độ tăng GDP liên tục tăng.
B. Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt lớn.
C. Quy mô GDP liên tục tăng trong giai đoạn 2000 - 2020.
D. Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng.
Câu 5:
Ngành công nghiệp then chốt của khu vực Tây Nam Á là
A. khai thác và chế biến dầu khí.
C. thực phẩm.
B. dệt, may.
D. sản xuất điện.
Câu 6:
Loại hình giao thông phát triển nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. đường sắt. C. đường hàng không.
B. đường ô tô. D. đường thuỷ.
Câu 7:
Dựa vào bảng 16.3 trang 75 SGK, hãy:
- Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Tây Nam Á giai đoạn - 2010-2020
về câu hỏi!